Giải VTH Toán 8 KNTT Luyện tập chung trang 55 có đáp án

27 người thi tuần này 4.6 157 lượt thi 8 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1747 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 1)

13.2 K lượt thi 19 câu hỏi
950 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức Bài 1: Đơn thức có đáp án

4.8 K lượt thi 15 câu hỏi
766 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 2 Toán 8 CTST có đáp án (Đề 1)

3.2 K lượt thi 18 câu hỏi
583 người thi tuần này

Dạng 1: Bài luyện tập 1 dạng 1: Tính có đáp án

4.8 K lượt thi 13 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Cho hai hàm số y = 2 – 1 và y = −x + 2.

a) Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho.

b) Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị trên.

Lời giải

a) Đồ thị của hàm số y = 2 – 1 và y = −x + 2 như hình bên:

Cho hai hàm số y = 2 – 1 và y = −x + 2.  a) Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ (ảnh 1)

b) Gọi A(x0; y0) là giao điểm của hai đường thẳng đã cho.

Khi đó, cả hai đường thẳng đã cho đồng thời đi qua điểm A nên ta có: y0 = 2x0 – 1 và y0 = −x0 + 2, suy ra 2x0 – 1 = −x0 + 2, hay x0 = 1.

Do đó y0 = 1.

Vậy hai đường thẳng đã cho cắt nhau tại điểm A(1; 1).

Câu 2

Cho hàm số bậc nhất y = (3 – m)x + 2m + 1. Tìm các giá trị của m để đồ thị của hàm số đã cho là:

a) Đường thẳng đi qua điểm (1; 2);

b) Đường thẳng cắt đường thẳng y = x + 1 tại một điểm nằm trên trục tung.

Lời giải

Điều kiện: m ≠ 3.

a) Đường thẳng đi qua điểm (1; 2) nên ta có:

2 = (3 – m).1 + 2m + 1, suy ra m = −2.

Giá trị này của m thỏa mãn điều kiện m ≠ 3. Vậy giá trị cần tìm là m = −2.

b) Vì đường thẳng y = x + 1 cắt trục tung tại điểm (0; 1), nên để đường thẳng đã cho cắt đường thẳng y = x + 1 tại một điểm nằm trên trục tung thì đường thẳng y = (3 – m)x + 2m + 1 phải đi qua điểm (0; 1). Từ đó suy ra

1 = (3 – m).0 + 2m + 1 hay m = 0.

So sánh với điều kiện của m ta thấy m = 0 thỏa mãn điều kiện.

Vậy giá trị cần tìm là m = 0.

Câu 3

Cho hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + m + 3 (m ≠ 1).

a) Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = −2x + 1.

b) Vẽ đồ thị hàm số đã cho với giá trị m tìm được ở câu a.

Lời giải

a) Hai đường thẳng đã cho song song với nhau khi m – 1 = −2 và m + 3 ≠ 1, hay m = −1 và m ≠ −2.

Suy ra m = −1. Giá trị này thỏa mãn điều kiện m ≠ 1.

Vậy giá trị m cần tìm là m = −1.

b) Với m = −1, ta có hàm số hàm số bậc nhất y = −2x + 2. Đồ thị hàm số như hình bên.

Cho hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + m + 3 (m ≠ 1).  a) Tìm giá trị của m  (ảnh 1)

Câu 4

Cho hai hàm số bậc nhất y = 5x + 1 (1) và y = 3x – 5 (2). Tìm hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng (d) song song với đồ thị của hàm số (1) và cắt đồ thị của hàm số (2) tại điểm có hoành độ bằng 1.

Lời giải

Giả sử hàm số bậc nhất cần tìm là y = ax + b (a ≠ 0).

Vì đường thẳng (d) song song với đồ thị hàm số (1) nên ta có a = 5.

Đường thẳng (d) cắt đồ thị hàm số (2) tại điểm A có hoành độ bằng 1 nên ta có tọa độ của A(1; −2). Khi đó, ta có: −2 = 5.1 + b, tức là b = −7.

Vậy hàm số cần tìm là y = 5x – 7.

Câu 5

Cho đồ thị của một hàm số bậc nhất y = f(x) như hình dưới đây. Hãy giải thích các phương trình sau:

Cho đồ thị của một hàm số bậc nhất y = f(x) như hình dưới đây. (ảnh 1)

a) f(x) = 70;

b) f(x) = 95;

c) f(x) = 0.

Lời giải

Từ đồ thị đã cho, ta có:

a) f(x) = 70 suy ra x = 30.

b) f(x) = 95 suy ra x = 55.

c) f(x) = 0 suy ra x = −40.

Câu 6

Một nhà sách nhập về 200 chiếc ba lô học sinh cùng loại với tổng số tiền nhập hàng là 40 triệu đồng. Giá bán ra của mỗi sản phẩm này là 250 nghìn đồng.

a) Viết hàm số bậc nhất biểu thị tổng số tiền lãi của nhà sách khi bán được x chiếc ba lô. Ở đây số tiền lãi bằng số tiền bán hàng được trừ đi tổng số tiền nhập hàng và khi số tiền lãi âm nghĩa là cửa hàng vẫn chưa thu hồi được vốn (tức là số tiền nhập hàng).

b) Nhà sách phải bán được bao nhiêu chiếc ba lô thì mới thu hồi vốn?

c) Tính số tiền lãi khi cửa hàng bán được hết 200 chiếc ba lô.

Lời giải

Đổi 250 nghìn đồng = 0,25 triệu đồng.

a) Hàm số bậc nhất biểu thị tổng số tiền lãi thu được khi bán x (0 ≤ x ≤ 200) chiếc ba lô là: T(x) = 0,25x – 40 (triệu đồng).

b) Nhà sách thu hồi được vốn nghĩa là số tiền lãi bằng 0, tức là:

0,25x – 40 = 0, hay x = 160.

Giá trị này của x phù hợp điều kiện của ẩn. Vậy nhà sách phải bán 160 chiếc ba lô thì sẽ thu hồi được vốn.

c) Thay x = 200 vào công thức T(x), ta có:

T(200) = 0,25.200 – 40 = 50 – 40 = 10 (triệu đồng).

Vậy khi đó nhà sách lãi số tiền là 10 triệu đồng.

Câu 7

Giá cước taxi của một hãng xe taxi khi quãng đường di chuyển x (km) trong khoảng từ trên 1 km đến 30 km được cho bởi công thức sau:

T(x) = 10 000 + 13 600.(x − 1) (đồng)

a) Tính số tiền taxi phải trả khi xe di chuyển 20 km.

b) Nếu một hành khách phải trả 200 400 đồng thì hành khách đó đã di chuyển bao nhiêu kilômét?

Lời giải

Điều kiện: 1 < x ≤ 30.

a) Thay x = 20 vào công thức T(x), ta có:

T(20) = 10 000 + 13 600.(20 – 1) = 268 400 (đồng).

b) Hành khách phải trả 200 400 đồng tức là T(x) = 200 400, suy ra

200 400 = 10 000 + 13 600(x – 1)

13 600(x – 1) = 190 400

x – 1 = 14

x = 15

Giá trị này phù hợp với điều kiện của x. Vậy người đó đã di chuyển 15 kilômét.

Câu 8

Trong lí thuyết tài chính, giá trị sổ sách là giá trị của một tài sản mà công ty sử dụng để xây dựng bảng cân đối kế toán của mình. Một số công ty khấu hao tài sản của họ bằng cách sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để giá trị của tài sản giảm một lượng cố định mỗi năm. Mức suy giảm phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích mà công ty đặt tài sản.

Giả sử một công ty vừa mua một chiếc máy photocopy mới với giá 18 triệu đồng. Công ty lựa chọn cách tính khấu hao chiếc máy photocopy này theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 3 năm, tức là mỗi năm giá trị của chiếc máy photocopy sẽ giảm 18 : 3 = 6 triệu đồng.

a) Viết hàm số bậc nhất biểu thị giá trị sổ sách V(x) của máy photocopy dưới dạng một hàm số theo thời gian sử dụng x (năm) của nó.

b) Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất y = V(x).

c) Giá trị sổ sách của máy photocopy sau 2 năm sử dụng là bao nhiêu?

d) Sau thời gian sử dụng là bao lâu thì máy photocopy có giá trị sổ sách là 9 triệu đồng?

Lời giải

a) Bảng giá trị sử dụng của máy photocopy là:

Đầu năm

Hết năm 1

Hết năm 2

Hết năm 3

18 (triệu đồng)

18 – 6 = 12

18 – 2.6 = 6

18 – 3.6 = 0

 

Hàm số bậc nhất biểu thị giá trị sổ sách V(x) của máy photocopy dưới dạng một hàm số theo thời gian sử dụng x (năm) của nó là V(x) = ax + b.

Dựa vào bảng trên, ta có:

Khi x = 2 thì y = 6, nghĩa là 6 = 2a + b. (1)

Khi x = 3 thì y = 0, nghĩa là 0 = 3a + b, hay b = −3a.

Thay b = −3a vào (1) suy ra 6 = 2a – 3a, hay a = −6, từ đó b = 18.

Vậy hàm số bậc nhất biểu thị giá trị sổ sách của máy photocopy là V(x) = −6x + 18.

b) Đồ thị của hàm số bậc nhất y = V(x) như hình bên.

Trong lí thuyết tài chính, giá trị sổ sách là giá trị của một tài sản mà công ty sử dụng (ảnh 1)

c) Thay x = 2 vào hàm số V(x), ta có:

V(2) = −6.2 + 18 = 6 (triệu đồng).

d) Để máy photocopy có giá trị sổ sách là 9 triệu đồng thì V(x) = 9, suy ra

9 = −6x + 18

6x = 9

x = 1,5

Vậy sau 1,5 năm sử dụng, giá trị sổ sách của chiếc máy photocopy sẽ là 9 triệu đồng.

4.6

31 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%