Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
3074 lượt thi 20 câu hỏi
Câu 1:
O là một điểm nằm trong tam giác ABC. Gọi D, E, F theo thứ tự là các hình chiếu của O trên BC, AC, AB. Trên các tia OD, OE, OF lấy lần lượt các điểm A', B', C' sao cho OA'=BC, OB’=AC, OC'=AB.
a) Chứng minh rằng diện tích tam giác A'B'C' không phụ thuộc vào vị trí của điểm O trong tam giác.
b) Điểm O có vị trí gì đối với tam giác A'B'C'?
Câu 2:
Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Gọi D là điểm nằm giữa B và M. Qua M kẻ đường thẳng song song với DA, cắt AC ở E. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau
A) Diện tích tam giác DEC thay đổi phụ thuộc vào vị trí của điểm D.
B) Diện tích tam giác DEC bằng 12 diện tích tam giác ABC.
C) Diện tích tam giác DEC bằng 12 diên tích tam giác ABC.
Câu 3:
Cho tam giác ABC. Lấy các điểm O, E, F theo thứ tự thuộc các cạnh AB, BC, CA sao cho AD= 13AB,BE=13BC,CF=13CA. Các đoạn thẳng AE, BF, CD cắt nhau tạo thành một tam giác. Chứng minh rằng diện tích tam giác này bằng diện tích tam giác ABC.
Câu 4:
Cho tam giác ABC có diện tích S. Các điểm D, E, F theo thứ tự nằm trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AD=DB, BE=12EC, CF=13FA. Các đoạn thẳng AE, BF, CD cắt nhau tạo thành một tam giác. Tính diện tích tam giác đó.
Câu 5:
Tính diện tích tam giác ABC, biết AB=3cm, AC=5cm, đường trung tuyến AM=2cm.
Câu 6:
Tính diện tích tam giác, biết độ dài ba đường trung tuyến của nó bằng 15 cm, 36 cm, 39 cm.
Câu 7:
Cho tam giác ABC vuông tại A, AC=20cm, AB=15cm. Lấy điểm D trên cạnh BC sao cho AD=AB. Tính độ dài BD.
Câu 8:
Có tam giác nào mà độ dài các đường cao đều nhỏ hơn 1 cm nhưng diện tích bằng 2000cm2 không?
Câu 9:
Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh bằng a, b, c, diện tích tam giác bằng S. Chứng minh rằng 6S≤a2+b2+c2.
Câu 10:
Tính diện tích hình thang cân có đường cao bằng h, biết rằng hai đường chéo của hình thang vuông góc với nhau.
Câu 11:
Tính diện tích hình thang có hai đường chéo dài 9 m và 12 m, tổng hai đáy bằng 15 m.
Câu 12:
Qua giao điểm O của các đường chéo của một hình thang, vẽ đường thẳng song song với hai đáy, cắt các cạnh bên E và G. Chứng minh rằng OE=OG.
Câu 13:
Hình thang ABCD có diện tích S, đáy DC gấp đôi đáy AB. Gọi M là trung điểm của AD, K là giao điểm của BM và AC. Tính diện tích tam giác ABK.
Câu 14:
Điểm O là giao điểm các đường chéo của hình thang ABCD (AB//CD). Biết diện tích các tam giác AOB, COD theo thứ tự bằng a2,b2. Tính diện tích hình thang (a, b > 0)
Câu 15:
Cho hình bình hành ABCD có diện tích S. Gọi M, N, I, K theo thứ tự là trung điểm của AB, BC. CD, DA. Gọi E và F theo thứ tự là giao điểm của KB với AI và MC. Gọi H và G theo thứ tự là giao điểm của DN với AI và MC
a) Chứng minh rằng EFGH là hình bình hành.
b) Tính diện tích hình bình hành EFGH theo S.
Câu 16:
Cho hình thoi ABCD có cạnh bằng a. Lấy điểm M trên cạnh AD, điểm N trên cạnh CD sao cho DM=CN. Tính diện tích hình thoi ABCD, biết rằng tam giác BMN là tam giác đều.
Câu 17:
Tứ giác ABCD có B^=90°, AB=4cm, BC=3cm, CD=12cm, AD=13cm. Tính diện tích tứ giác ABCD.
Câu 18:
Tứ giác ABCD có O là giao điểm của hai đoạn thẳng nối trung điểm các cạnh đối. Chứng minh rằng SAOD+SBOC=12SABCD
Câu 19:
Các đường chéo của một tứ giác chia tứ giác đó thành bốn tam giác trong đó ba tam giác có diện tích bằng 30 cm2, 60 cm2, 90 cm2. Tính diện tích tứ giác đó.
Câu 20:
a) S≤a2+b24 với S là diện tích của tam giác có độ dài hai cạnh bằng a, b
b) S≤a2+b2+c2+d24 với S là diện tích của tứ giác có độ dài bốn cạnh bằng a, b, c, d
615 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com