Bài tập: Hình bình hành

41 người thi tuần này 4.6 2.4 K lượt thi 10 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1747 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 1)

13.2 K lượt thi 19 câu hỏi
950 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức Bài 1: Đơn thức có đáp án

4.8 K lượt thi 15 câu hỏi
766 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 2 Toán 8 CTST có đáp án (Đề 1)

3.2 K lượt thi 18 câu hỏi
583 người thi tuần này

Dạng 1: Bài luyện tập 1 dạng 1: Tính có đáp án

4.8 K lượt thi 13 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điếm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh:

a) BE = DF và ABE^=CDF^;

b) BE // DF

Lời giải

a) Ta chứng minh được BEDF là hình bình hành Þ BE = DF và EBF^=CDF^.

Cách khác: DAEB = DCFD (c.g.c) suy ra BE = DF và ABE^=CDF^.

b) Vì BEDF hình bình hành Þ ĐPCM

Câu 2

Cho hình bình hành ABCD. Gọi K, I lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD. Gọi M và N lần lượt là giao điểm của AICK với BD. Chứng minh:

a) ∆ADM = CBN;

b) MAC^=NCA^IM//CN;

c) DM = MN = NB

Lời giải

a) Chứng minh được AKCI là hình bình hành Þ DADI = DCBK (c-c-c-)  Þ DADM = DCBN (g-c-g)

b) Vì AKCI là hình bình hành Þ ĐPCM.

c) Từ câu a) Þ DM= NB. Mặt khác MN = NB (định lý 1 của đường trung bình), từ đó suy ra ĐPCM

Câu 3

Cho hình bình hành ABCD, đường chéo BD. Kẻ AHCK vuông góc với BD ở H và ở K. Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành

Lời giải

Ta chứng minh AH//CK, AH = CK (DAHD = DCKB) Þ AHCK là hình bình hành (cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Câu 4

Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm hai đường chéo ACBD. Qua điểm O, vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng AD, BC lần lượt tại E, F. Qua O vẽ đưòng thẳng b cắt hai cạnh AB, CD lần lượt tại K, H. Chứng minh tứ giác EKFH là hình bình hành

Lời giải

Ta có DAOK = DCOH Þ OK =OH, DDOE = DBOF Þ OE = OF Þ EHFK là hình bình hành

Câu 5

Cho tam giác ABC và O là một điểm thuộc miền trong của tam giác. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA và L, M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn OA, OB, OC. Chứng minh rằng các đoạn thẳng EL, FMDN đồng quy

Lời giải

Gọi I trung điểm LE. Ta có DL//EN//OB và DL = EN = 0.5OB Þ DENL là hình bình hành. Tương tự chứng minh LMEF là hình bình hành. Từ đó suy ra EL,FM, DN đồng quy tại I

Câu 6

Cho hình bình hành ABCD, gọi O là giao điểm hai đường chéo. Trên AB lấy điểm K, trên CD lấy điểm I sao cho AK = CI. Chứng minh ba điểm K, O, I thẳng hàng.

Lời giải

Chứng minh được AKCI là hình bình hành Þ ĐPCM

Câu 7

Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.

a) Chứng minh DE//BE.

b) Tứ giác DEBF là hình gì?

Lời giải

a) Ta có AED^=EDC^ và ABF^=EDC^DE//BF (có góc ở vị trí đồng vị bằng nhau).

b) Từ câu a) suy ra DEBF là hình bình hành.

Câu 8

Cho tam giác ABC. Từ một điểm E trên cạnh AC vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại F và đường thăng song song vói AB cắt BC tại D. Giả sử AE = BF, chứng minh:

a) Tam giác AED cân;

b) AD là phân giác của góc A.

Lời giải

a) Vì DE // AB (giả thiết) nên DE // FB

Lại có: EF // BC nên EF // BD

Từ đó suy ra: EFBD là hình bình hành

FB = ED

Mà AE = FB (giả thiết)

Nên AE = ED

Vậy tam giác AED cân tại E (đpcm)

b) Theo a) có tam giác AED cân tại E nên ADE^=DAE^ (1)

Vì DE // AB nên ADE^=BAD^ (so le trong) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: DAE^=BAD^

AD là tia phân giác của A^ (đpcm)

Câu 9

Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DAI, K là trung điểm các đường chéo AC, BD. Chứng minh:

a) Các tứ giác MNPQ, INKQ là hình bình hành.

b) Các đường thẳng MP, NQ, IK đồng quy.

Lời giải

Tương tự bài 3A

Câu 10

Cho tam giác ABCH là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D.

a) Chứng minh tứ giác BDCH là hình bình hành.

b) Tính số đo góc BDC^ biết BAC^ = 60°.

Lời giải

Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại (ảnh 1)

a) Ta có H là trực tâm của tam giác ABC.

Suy ra CH ⊥ AB.

Mà BD ⊥ AB (gt).

Do đó CH // BD.

Chứng minh tương tự, ta được BH // CD.

Vậy tứ giác BDCH là hình bình hành.

b) Ta có DBH^=BAC^=60° (cùng phụ với ABH^)

Lại có BH // CD (chứng minh trên)

Suy ra BDC^=180°DBH^=120° (cặp góc trong cùng phía)

Vậy BDC^=120°.

4.6

489 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%