Giải VTH Toán 7 Luyện tập chung trang 86 có đáp án

30 người thi tuần này 4.6 1.1 K lượt thi 8 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Cho các điểm A, B, C, D như hình vẽ dưới đây. Hãy tính các độ dài a, b và số đo góc x, y.

Lời giải

Cho các điểm A, B, C, D như hình vẽ dưới đây. Hãy tính các độ dài a, b và số đo góc x, y. (ảnh 1)

Vì tổng các góc trong một tam giác bằng 180° nên ta có:

x+60°+75°=180°x=180°60°75°=45°;

y+45°+75°=180°x=180°45°75°=60°.

Hai tam giác ABC và ABD có:

CAB^=45°=x=DAB^

AB chung.

CBA^=60°=y=DBA^

Vậy ABC = ABD  (g – c – g).

Do đó a = BC = BD = 3,3 cm; b = AD = AC = 4cm.

Câu 2

Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, M; trên tia Oy lấy hai điểm B, N sao cho OA = OB, OM = ON, OA > OM. Chứng minh rằng:

a) ∆OAN = ∆OBM;

Lời giải

GT

xOy^; A, M Ox; B, N Oy; OA = OB, OM = ON, OA > OM

KL

a) ∆OAN = ∆OBM;

b) ∆AMN = ∆BNM.

Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, M; trên tia Oy lấy hai điểm B, N sao cho (ảnh 1)

a) Xét hai tam giác OAN và OBM có:

OA = OB (theo giả thiết).

NOA^=xOy^=MOB^

ON = OM (theo giả thiết).

Vậy ∆OAN = ∆OBM (c – g – c).

Câu 3

b) ∆AMN = ∆BNM.

Lời giải

b) Xét hai tam giác AMN và BNM có:

AN = BM, MAN^=OAN^=OBM^=NBM^ (do ∆OAN = ∆OBM)

AM = OA – OM = OB – ON = BN

Vậy ∆AMN = ∆BNM (c – g – c).

Câu 4

Cho năm điểm A, B, C, D, E như hình vẽ. Biết rằng OA = OB, OC = OD. Chứng minh rằng:

a) AC = BD;                                                 

Lời giải

Cho năm điểm A, B, C, D, E như hình vẽ. Biết rằng OA = OB, OC = OD. Chứng minh rằng (ảnh 1)

a) Xét hai tam giác OAC và OBD có:

OA = OB (theo giả thiết).

AOC^=BOD^ (2 góc đối đỉnh).

OC = OD (theo giả thiết).

Vậy ∆OAC = ∆OBD  (c – g – c). Do đó AC = BD (2 cạnh tương ứng).

Câu 5

b) ∆ACD = ∆BDC.  

Lời giải

b) Hai tam giác ACD và BDC có:

AC = BD (chứng minh trên).

CD là cạnh chung;

AD = AO + OD = BO + OC = BC.

Vậy ∆ACD = ∆BDC (c – c – c).

Câu 6

Cho tam giác MBC vuông tại M có B^=60°. Gọi A là điểm nằm trên tia đối của tia MB sao cho MA = MB. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác đều.

Lời giải

GT

∆MBC, M^=90°,B^=60°, MA = MB, A thuộc tia đối của tia MB.

KL

∆ABC đều.

 

Ta thấy hai tam giác MBC và MAC vuông tại M và có:

MB = MA (theo giả thiết);

MC là cạnh chung.

Vậy ∆MBC = ∆MAC (hai cạnh góc vuông). Do đó A^=B^=60°.

Suy ra C^=180°A^B^=180°60°60°=60°.

Vậy ABC là tam giác có ba góc bằng nhau nên đây là tam giác đều.

Câu 7

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Gọi O là giao điểm của đường thẳng BN và CM. Chứng minh rằng O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Lời giải

GT

∆ABC cân tại A, M AC, N AC, AM = MB, AN = NC, BN ∩ CM = O.

KL

O thuộc trung trực của BC.

 
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Gọi O (ảnh 1)

Hai tam giác ABN và ACM có:

AB = AC (∆ABC cân tại A);

BAN^=CAM^ (góc chung);

AN=AC2=AB2=AM (∆ABC cân tại A).

Vậy ∆ABN = ∆ACM (c – g – c). Do đó suy ra ABN^=ACM^,ANB^=AMC^.

Câu 8

Cho hình chữ nhật ABCD và cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB như hình vẽ dưới đây. Chứng minh rằng M nằm trên đường trung trực của CD.

Lời giải

Cho hình chữ nhật ABCD và cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB như hình vẽ dưới đây. (ảnh 1)

Hai tam giác MAD và MBC lần lượt vuông tại A và có:

MA = MB (M là trung điểm AB);

DA = BC (hai cạnh đối của hình chữ nhật).

Vậy ∆MAD = ∆MBC (hai cạnh góc vuông)

Do đó MD = MC. Vậy M cách đều D và C của đoạn thẳng BC. Do đó M nằm trên trung trực của đoạn thẳng CD.

4.6

229 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%