Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
13600 lượt thi 22 câu hỏi
1577 lượt thi
Thi ngay
1535 lượt thi
1894 lượt thi
1761 lượt thi
1710 lượt thi
1544 lượt thi
1741 lượt thi
5652 lượt thi
1625 lượt thi
1374 lượt thi
Câu 1:
Muốn xác định tâm của một đường tròn mà chỉ dùng ê ke thì phải làm như thế nào?
Dựng một tam giác vuông, biết cạnh huyền dài 4 cm và một cạnh góc vuông dài 2,5 cm.
Câu 2:
Cho tam giác ABC. Đường tròn (I) nội tiếp tam giác tiếp xúc với BC, AC, BA theo thứ tự tại D, E, F. Cho biết BAC^=EDF^. Tính số đo của góc BAC^.
Câu 3:
Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và S là một điểm nằm bên ngoài đường tròn. SA và SB lần lượt cắt đường tròn tại M, N. Gọi H là giao điểm của BM và AN. Chứng minh rằng SH vuông góc với AB.
Câu 4:
Cho đường tròn (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Gọi K là giao điểm của EB với đường tròn (O) và H là giao điểm của BD và AK.
a) ∆ABE là tam giác gì?
b) Chứng minh rằng EH vuông góc với AB.
c) Chứng minh rằng OD vuông góc với AK.
Câu 5:
Trên nửa đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm M (khác A và B). Vẽ tiếp tuyến của (O) tại A. Đường thẳng BM cắt tiếp tuyến đó tại C. Chứng minh rằng ta luôn có: MA2=MB.MC
Câu 6:
Cho ∆ABC có ba góc nhọn. Đường tròn (O) có đường kính BC cắt AB, AC tại D, E. Gọi I là giao điểm của BS và CD.
a) Chứng minh rằng AI⊥BC
b) Chứng minh rằng IAE^=IDE^
c) Cho BAC^=600, chứng minh ∆DOE là tam giác đều.
Câu 7:
Cho AB, BC, CA là ba dãy của đường tròn (O). Từ điểm chính giữa M của cung AB vẽ dây MN song song với dây BC. Gọi giao điểm của MN và AC là S. Chứng minh rằng SM = SC và SN = SA.
Câu 8:
Cho đường tròn (O) và (O’) bằng nhau, cắt nhau tại A và B. Qua B vẽ một cát tuyến cắt đường tròn (O) và (O’) lần lượt tại C và D.
a) Chứng minh AC = AD.
b) Tìm quỹ tích trung điểm M của CD khi cát tuyến CBD quay quanh B.
Câu 9:
Cho một đường tròn (O) và một điểm M cố định không nằm trên đường tròn. Qua M vẽ một cát tuyến cắt đường tròn ở A và B. Chứng minh rằng tích MA.MB không phụ thuộc vào vị trí của cát tuyến.
Câu 10:
Cho nửa đường tròn (O) có đường kính AB và C là một điểm bên ngoài đường tròn. Nối CA, CB gặp đường tròn theo thứ tự ở M, N. Gọi H là giao điểm của BM và AN.
a) Chứng minh rằng AH⊥AB
b) Cho ACB^=600, chứng minh ∆OMN là tam giác đều.
Câu 11:
Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Vẽ đường thẳng qua A cắt (O) tại M và (O’) tại N (A nằm giữa M và N). Hỏi MBN là tam giác gì: Tại sao?
Câu 12:
Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) cắt nhau tại A và B. Từ A vẽ đường kính AOC và AO’D
a) Chứng minh ba điểm B, C, D thẳng hàng và AB vuông góc với CD.
b) Biết R≥r và CD = a, hãy tính BC và BD.
Câu 13:
Cho tam giác ABC. Hai đường tròn đường kính AB và AC cắt nhau tại một điểm thứ hai là D.
a) Chứng minh rằng ba điểm B, D, C thẳng hàng.
b) Đường thẳng AC cắt đường tròn đường kính AB tại E, đường thẳng AB cắt đường tròn đường kính AC tại F. Chứng minh rằng ba đường thẳng AD, BE, CF cùng đi qua một điểm.
Câu 14:
Cho đường tròn (O) và hai dây AB, CD bằng nhau cắt nhau tại M (điểm C nằm trên cung nhỏ AB, điểm B nằm trên cung nhỏ CD)
a) Chứng minh AC = DB
b) Chứng minh ∆MAC=∆MDB
c) Tứ giác ACBD là hình gì? Chứng minh.
Câu 15:
Cho nửa đường tròn đường kính AB. Gọi O là điểm chính giữa của nửa đường tròn và M là một điểm bất kì của nửa đường tròn đó. Tia AM cắt đường tròn (O; OA) tại điểm thứ hai là N. Chứng minh rằng MN = MB.
Câu 16:
Cho đường tròn (O) và hai dây MA, MB vuông góc với nhau. Gọi I và K lần lượt là điểm chính giữa của các cung nhỏ MA và MB. Gọi P là giao điểm của AK và BI
a) Chứng minh ba điểm A, O, B thẳng hàng.
b) Chứng minh rằng P là tâm đường tròn nội tiếp của ∆MAB
c) Giả sử MA = 12 cm, MB = 16 cm, tính bán kính của đường tròn nội tiếp ∆MAB
Câu 17:
Cho đường tròn tâm O đường kính AB và một điểm C chạy trên một nửa đường tròn. Vẽ một đường tròn (I) tiếp xúc với đường tròn (O) tại C và tiếp xúc với đường kính AB tại D, đường tròn này cắt CA và CB tại các điểm thứ hai là M và N. Chứng minh rằng:
a) Ba điểm M, I, N thẳng hàng
b) ID⊥MN
c) Đường thẳng CD đi qua điểm cố định
d) Nêu cách dựng đường tròn (I) nói trên.
Câu 18:
Cho ∆ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O), đường cao AH. Kẻ đường kính AE.
a) Tính ACE^
b) Chứng minh rằng BAH^=OAC^
c) Gọi K là giao điểm của AH với đường tròn (O). Tứ giác BCEK là hình gì?
Câu 19:
Cho ∆ABC nội tiếp đường tròn (O). Tia phân giác góc A cắt đường tròn tại M.
a) Chứng minh rằng ∆BMClà tam giác cân.
b) Chứng minh rằng BMC^=ABC^+ACB^
c) Gọi D là giao điểm của AM và BC. Chứng minh rằng AB.AC = AD.AM
Câu 20:
Cho ∆ABC nội tiếp đường tròn (O) và M là một điểm trên cung BC. Trên tia AM lấy điểm D sao cho MD = MB.
a) ∆BMD là hình gì? So sánh hai tam giác ∆BDA và ∆BMC
b) Chứng minh rằng MA = MB + MC.
Câu 21:
Cho nửa đường tròn đường kính AB, K là điểm chính giữa cung AB. Vẽ bán kính OC sao cho BOC^=600
a) Gọi M là giao điểm của AC và OK. Chứng minh rằng MO = MC
b) Cho AB = 2R, tính MC theo R.
2720 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com