Giải vở thực hành Toán 8 KNTT Bài 39. Hình chóp tứ giác đều
28 người thi tuần này 4.6 197 lượt thi 11 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
15 câu Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức Bài 1: Đơn thức có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Cuối kì 2 Toán 8 CTST có đáp án (Đề 1)
10 Bài tập Bài toán thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Thalès (có lời giải)
Dạng 1: Bài luyện tập 1 dạng 1: Tính có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Đáp án đúng là: C

Câu 2
Chọn phương án đúng.
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng:
A. Tích chu vi đáy với độ dài trung đoạn của nó.
B. \(\frac{1}{3}\) tích của diện tích đáy với chiều cao của nó.
C. Tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn của nó.
D. Nửa tích của diện tích đáy với trung đoạn của nó.
Chọn phương án đúng.
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng:
A. Tích chu vi đáy với độ dài trung đoạn của nó.
B. \(\frac{1}{3}\) tích của diện tích đáy với chiều cao của nó.
C. Tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn của nó.
D. Nửa tích của diện tích đáy với trung đoạn của nó.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn.
Câu 3
Chọn phương án đúng.
Một hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy bằng 100 cm2, chiều cao bằng 9 cm. Thể tích của hình chóp tứ giác đều này bằng:
A. 900 cm3.
B. 300 cm3.
C. 100 cm3.
D. 270 cm3.
Chọn phương án đúng.
Một hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy bằng 100 cm2, chiều cao bằng 9 cm. Thể tích của hình chóp tứ giác đều này bằng:
A. 900 cm3.
B. 300 cm3.
C. 100 cm3.
D. 270 cm3.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Thể tích của hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy bằng 100 cm2, chiều cao bằng 9 cm là:
\(V = \frac{1}{3}.100.9 = 300\) (cm3).
Vậy thể tích của hình chóp tứ giác đều là 300 cm3.
Câu 4
Chọn phương án đúng.
Quan sát Hình 10.9. Đường cao của hình chóp S.MNPQ là:
A. SM.
B. MQ.
C. SO.
D. NQ.
Chọn phương án đúng.
Quan sát Hình 10.9. Đường cao của hình chóp S.MNPQ là:

A. SM.
B. MQ.
C. SO.
D. NQ.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Đường cao trong Hình 10.9 của hình chóp S.MNPQ là SO.
Câu 5
Chọn phương án đúng.
Một hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy bằng 36 cm2, độ dài trung đoạn bằng 4 cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều này bằng:
A. 144 cm2.
B. 48 cm2.
C. 9 cm2.
D. 40 cm2.
Chọn phương án đúng.
Một hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy bằng 36 cm2, độ dài trung đoạn bằng 4 cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều này bằng:
A. 144 cm2.
B. 48 cm2.
C. 9 cm2.
D. 40 cm2.
Lời giải
Đáp án đúng là: B

Do diện tích đáy của hình chóp bằng 36 cm2 nên cạnh đáy bằng \(\sqrt {36} = 6\) (cm).
Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều này bằng:
\({S_{xq}} = p.d = \frac{{6.4}}{2}.4 = 48\) (cm2).
Vậy diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là 48 cm2.
Câu 6
Hãy cho biết đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao và một trung đoạn của hình chóp tứ giác đều S.EFGH trong Hình 10.10.
Hãy cho biết đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao và một trung đoạn của hình chóp tứ giác đều S.EFGH trong Hình 10.10.

Lời giải
Trong Hình 10.10, ta thấy:
− Đỉnh: S.
− Các cạnh bên: SE, SF, SG, SH.
− Các mặt bên: SEF, SFG, SGH, SEH.
− Mặt đáy: EFGH.
− Đường cao: SI.
− Một trung đoạn: SK.
Lời giải
Trong các miếng bìa ở Hình 10.11, hình b) gấp lại cho ta một hình chóp tứ giác đều
Câu 8
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm, trung đoạn bằng 13 cm. (H.10.12).
a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp.
b) Tính diện tích toàn phần của hình chóp.
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm, trung đoạn bằng 13 cm. (H.10.12).

a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp.
b) Tính diện tích toàn phần của hình chóp.
Lời giải
a) Diện tích xung quanh của hình chóp S.ABCD là:
\({S_{xq}} = p.d = \frac{{10.4}}{2}.13 = 260\) (cm2).
Vậy diện tích xung quanh của hình chóp S.ABCD là 260 cm2.
b) Diện tích đáy của hình chóp S.ABCD là Sđáy = 102 = 100 (cm2).
Diện tích toàn phần của hình chóp S.ABCD là:
Stp = Sxq + Sđáy = 260 + 100 = 360 (cm2)
Vậy diện tích toàn phần của hình chóp S.ABCD là 360 cm2.
Câu 9
Bánh ít trong Hình 10.13 có dạng hình chóp tứ giác đều với độ dài cạnh đáy bằng 3 cm, chiều cao bằng 3 cm. Tính thể tích của một chiếc bánh ít.
Bánh ít trong Hình 10.13 có dạng hình chóp tứ giác đều với độ dài cạnh đáy bằng 3 cm, chiều cao bằng 3 cm. Tính thể tích của một chiếc bánh ít.

Lời giải
Thể tích một chiếc bánh ít có dạng hình chóp tứ giác đều là: \(V = \frac{1}{3}S.h = \frac{1}{3}{.3^2}.3 = 9\) (cm3).
Vậy thể tích chiếc bánh ít có dạng hình chóp tứ giác đều là 9 cm3.
Câu 10
Một khối bê tông có dạng như Hình 10.14. Phần dưới của khối bê tông có dạng hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông có dạng 40 cm, chiều cao 25 cm. Phần trên của khối bê tông có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 100 cm. Tính thể tích của khối bê tông đó.
Một khối bê tông có dạng như Hình 10.14. Phần dưới của khối bê tông có dạng hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông có dạng 40 cm, chiều cao 25 cm. Phần trên của khối bê tông có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 100 cm. Tính thể tích của khối bê tông đó.

Lời giải
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
\({V_1} = 40\,.\,40\,.\,25 = 40\,\,000\) (cm3).
Thể tích hình chóp tứ giác đều là:
\({V_2} = \frac{1}{3}S.h = \frac{1}{3}{.40^2}.100 = \frac{{160000}}{3}\) (cm3)
Thể tích khối bê tông đó là: \[V = {V_1} + {V_2} = 40000 + \frac{{160000}}{3} \approx 93333,3\] cm3.
Vậy thể tích khối bê tông là 93333,3 cm3.
Câu 11
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh bên bằng 13 cm, cạnh đáy bằng 10 cm như Hình 10.15.
a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp.
b) Tính diện tích toàn phần của hình chóp.
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh bên bằng 13 cm, cạnh đáy bằng 10 cm như Hình 10.15.
a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp.
b) Tính diện tích toàn phần của hình chóp.

Lời giải
a) CI = CD : 2 = 10 : 2 = 5 (cm).
∆SIC vuông tại I nên theo định lí Pythagore ta có:
SI2 + IC2 = SC2
SI2 + 52 = 132
SI2 = 132 – 52 = 122
Suy ra SI = 12 cm.
Diện tích xung quanh của hình chóp S.ABCD là:
\({S_{xq}} = p.d = \frac{{10.4}}{2}.12 = 240\) (cm2).
Vậy diện tích xung quanh của hình chóp S.ABCD là 240 cm2.
b) Diện tích đáy của hình chóp S.ABCD là Sđáy = 102 = 100 (cm2).
Diện tích toàn phần của hình chóp S.ABCD là:
Stp = Sxq + Sđáy = 240 + 100 = 340 (cm2).
Vậy diện tích toàn phần của hình chóp S.ABCD là 340 cm2.
39 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%