Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 (Đề số 20)

  • 10015 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

(1) Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

(2) Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.

(3) Không cần tiêu tốn năng lượng.

(4) Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

Xem đáp án

Đáp án D

-  Hấp thụ ion khoáng: diễn ra theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo chiều gradien nồng độ (đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp), không tiêu tốn năng lượng.

+ Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao đi từ đất vào tế bào lông hút ngược chiều gradien nồng độ (đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao), phải tiêu tốn năng lượng.


Câu 2:

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Có bao nhiêu tác dụng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường dưới đây là đúng

(1) Bón không đúng, năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.  

(2) Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.

(3) Bón không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.

(4) Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao.

(5) Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án

Đáp án B

* Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây:

* Các ý (1), (2), (3), (5) đúng vì:

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí: đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng; đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng; phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường:

+ Dư lượng phân bón sẽ làm làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm tăng áp suất thẩm thấu của đất cho nên gây cản trở sự hút nước của cây dẫn tới cây thiếu nước và bị héo.

+ Dư lượng phân sẽ làm thay đổi độ pH của môi trường đất làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và hệ thống keo đất nên gián tiếp làm ảnh hưởng đến cây.

+ Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước.


Câu 5:

Nội dung nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương án A đúng vì ở thực vật C4 có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.

- Phương án B sai vì thực vật C3 có năng suất sinh học trung bình, thực vật C4 có năng suất sinh học cao gấp đôi thực vật C3, thực vật CAM có năng suất sinh học thấp (C4 > C3 > CAM).

- Phương án C đúng vì ở thực vật CAM:

+ Chu trình C4 (cố định CO2 tạm thời): Diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở.

+ Chu trình Canvin (tái cố định CO2): Diễn ra vào ban ngày.

- Phương án D đúng:

+ Pha tối ở thực vật C3: Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG (hợp chất có 3 cacbon).

+ Pha tối ở thực vật C4 và thực vật CAM: Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là AOA (hợp chất có 4 cacbon).


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận