(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Ngữ văn có đáp án (Đề 2)
248 người thi tuần này 4.6 1.1 K lượt thi 7 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 27)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn Sở GD & ĐT Bắc Giang có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 10
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn Sở GD & ĐT Ninh Bình - Lần 2 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THƯƠNG QUÁ RAU RĂM
(Nguyễn Ngọc Tư)
Ông Tư Mốt chỉ cái dải xanh mù mù trong mưa, bảo cù lao Mút Cà Tha kìa. Văn ờ, nói thấy xa quá chú ha. Ông cười, gạt ngang, xa gì, đây tới đó mấy hồi. Rồi chiếc xuồng máy nhỏ mong manh rập rờn đi trong giông gió. Người thành phố ngồi ngấm cái “mấy hồi” của ông già, mừng tủi thấy màu xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt (mà sau mới biết mình mừng hụt).
…. Ông Tư kè chiếc xuồng vô sau, giậm chân giậm cẳng bứt đầu gãi tóc như thể mình vừa lỡ tay làm nên cơn giông chiều nay. Bởi ông biết rằng, mưa gió kia, sóng nước mênh mông kia và cả màu chiều đang lịm dần kia sẽ làm cho người bác sĩ trẻ này thất vọng. Bác sĩ thứ sáu về làm việc ở trạm xá cù lao. Năm người trước đã ra đi, đi vì không chịu nổi thiếu thốn. Và buồn.
(Lược một đoạn: Nhà cửa ở cù lao nằm thưa thớt. Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn, bị sốt xuất huyết,… Người cù lao hiểu biết nhiều, nhưng vẫn còn chuyện rủi may, còn người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện. Hôm ấy, trưởng ấp Tư Mốt tuyệt vọng nắm chặt hơi thở cuối của ông bạn láng giềng trong tay, tuyệt vọng thấy nó tan đi, ông về nhà viết lên tường trạm xá “Cương quyết chỉ chết vì già”.)
Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương. Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt khẹt (để chút âm thanh cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm, họ sực nhớ phải về quê lấy vợ lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực nhớ tội nghiệp ba má đã già… Và họ từ giã cù lao. Ông Tư Mốt ờ ờ ra chiều thông cảm vẻ mặt cố tỏ ra không buồn nhưng hàm râu xuôi xị. Họ ngoắc đò đi rồi ông còn đứng mãi trên bến, nghĩ giận đám trẻ cù lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về.
Nên ông bảo với bốn mươi cái nóc gia sống trên Mút Cà Tha, “Bất cứ người xứ lạ nào đến làm việc ở đất cù lao đều quý, mình phải đối xử cho tử tế, thiệt tử tế”. Gặp Văn lần đầu tiên, ông nghĩ ngay, phải giữ thằng nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông nghĩ là mình có cách, không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với người. Thì ông đã rịt chân mấy cô giáo cho đám trẻ ở cù lao đấy thôi…
(Lược một đoạn: Ông Tư Mốt tìm mọi cách để giữ chân Văn lại làm việc ở cù lao, nhưng cuối cùng thì tình nghĩa của ông và mọi người cũng không đủ sức níu giữ Văn.)
Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. Văn không từ giã ông một lời, để nói cháu về vì má cháu đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y tế huyện một tí rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm trí ông đã vẫy tay để chào xa mãi. […]
(Theo Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2010, tr17-26)
Lời giải
Lời giải
Lời giải
Lời giải
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trích từ bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Quân. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: − Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Cảm xúc của chủ thể trữ tình chủ yếu là tình yêu thương, hiếu thảo của người con dành cho mẹ. + Trong đoạn thơ, cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện qua: • Sự ý thức, thấu hiểu của người con về quy luật thời gian: mẹ là tất cả nhưng rồi cũng sẽ rời xa ta mãi mãi. • Người con lo lắng, trăn trở về ngày mình vĩnh viễn rời xa mẹ, cũng như muốn cảnh tỉnh những ai đang còn mẹ phải biết trân trọng, yêu thương mẹ. + Trong đoạn thơ, cảm xúc của chủ thể trữ tình được tác giả khắc họa thông qua ngôn ngữ đa dạng, sinh động: các biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc được kết hợp nhuần nhuyễn, từ ngữ giản dị mà sâu sắc,... − Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: − Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trích từ bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Quân. − Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. − Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
220 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%