Thi Online (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
-
3811 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
90 phút
Câu 1:
(1) Mỗi người trên thế giới này đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, với những ngoại hình và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua. (2)Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí kiêm khán giả nữa. Nhưng có mội sự thật đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn điều khiển cuộc đời mình, dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ phim của người khác, từ người thân quen, người trong các mối quan hệ xã giao hay thậm chí là người hoàn toàn xa lạ. Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm. Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn với chính cuộc đời mình. Mỗi ngày, nhờ internet bạn biết được bao nhiêu chuyện “hay hay” trên thế giới, từ cô nàng minh tinh màn bạc Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới, từ hotgirl khoe đường cong cho tới anh chàng trẻ tuổi công khai làm lành với vợ... Thừa nhận đi, một ngày bạn đọc bao nhiêu tin tức kiểu này, theo dõi bao nhiêu người xa lạ kiểu này? Tình nguyện làm khán giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?
(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr. 10 - 11)
Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
(1) Mỗi người trên thế giới này đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, với những ngoại hình và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua. (2)Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí kiêm khán giả nữa. Nhưng có mội sự thật đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn điều khiển cuộc đời mình, dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ phim của người khác, từ người thân quen, người trong các mối quan hệ xã giao hay thậm chí là người hoàn toàn xa lạ. Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm. Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn với chính cuộc đời mình. Mỗi ngày, nhờ internet bạn biết được bao nhiêu chuyện “hay hay” trên thế giới, từ cô nàng minh tinh màn bạc Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới, từ hotgirl khoe đường cong cho tới anh chàng trẻ tuổi công khai làm lành với vợ... Thừa nhận đi, một ngày bạn đọc bao nhiêu tin tức kiểu này, theo dõi bao nhiêu người xa lạ kiểu này? Tình nguyện làm khán giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?
(Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr. 10 - 11)
Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn (1).
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn (1).
- Chỉ ra câu văn có biện pháp tu từ so sánh: Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Mỗi cuộc đời so sánh với một bộ phim.
- Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu trong diễn đạt. Qua đó, người đọc nhận thức được sự phong phú, đa đạng và phức tạp khi bàn về cuộc đời con người.
Câu 3:
Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm?
Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Tác giả bài viết lại cho rằng: việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là mội thói quen nguy hiểm là vì việc đó:
- Làm hao phí nhiều thời gian và sinh lực của bạn, những thứ vốn rất quý giá nhưng lại hữu hạn của cuộc đời mỗi người.
- Khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi cuộc đời người khác và bị động với cả cuộc đời mình.
Câu 4:
Theo anh /chị, vì sao nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng hứng thú với vai trò khán giả trong bộ phim cuộc đời của người khác hơn là làm đạo diễn của bộ phim cuộc đời mình?
Theo anh /chị, vì sao nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng hứng thú với vai trò khán giả trong bộ phim cuộc đời của người khác hơn là làm đạo diễn của bộ phim cuộc đời mình?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Gợi ý:
- Nhiều bạn trẻ ngày nay cỏ xu hướng hứng thú với vai trò khán giả trong bộ phim cuộc đời của người khác hơn là làm đạo diễn của bộ phim cuộc đời mình.
Đây là một câu hỏi mở, học sinh có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời. Miễn là các lựa chọn đều có giải thích, biện luận thuyết phục. Có thể trả lời bằng một số lí do sau:
-Một trong những yếu tố thuộc về bản chất của con người là tò mò, bị thu hút mạnh mẽ bởi những chuyện xảy ra xung quanh ta.
-Sự phát triển mạnh mẽ và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông khiến những thông tin về cuộc đời của người khác có thể đến với chúng ta một cách dễ dàng.
-Ảnh hưởng của truyền thông khi báo chí và các phương tiện truyền thông khác có xu hướng khai thác toàn lan các thông tin đời tư để phục vụ thị hiếu, đáp ứng sự hiếu kỳ của một bộ phận khán / thính / độc giả. - Việc làm khán giả bao giờ cũng dễ dàng và tốn ít sinh lực hơn làm đạo diễn hay diễn viên chính. - Các nhu cầu cuộc sống ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn nên một bộ phận người trẻ không cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều trong cuộc sống. Họ dành thời gian và sinh lực quan tâm đến những thứ yô bổ xung quanh.
Câu 5:
Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa?
Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa?
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
* Xác định vấn đề nghị luận: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa?
* Bàn luận:
- Giải thích: Sống cuộc đời chính mình là việc con người sống với những khát vọng, mong muốn của bản thân mình. Sống có mục đích rõ ràng và cố gắng phát triển bản thân vì chính mình.
- Bàn luận: Học sinh trình bày quan điểm, bày tỏ thái độ trước câu hỏi được đề ra ở đầu bài. Có thể tham khảo những câu hỏi gợi ý sau:
+ Bạn có đang dành thời gian, tâm huyết để hoàn thiện bản thân, khám phá chính mình hay mãi quan tâm, lãng phí tiềm lực của mình vào những việc vô bổ?
+ Bạn có đang suy nghĩ, hành động từng bước thực hiện ước mơ, khát vọng cuộc đời mình hay bị động đi theo những đường ray người khác vạch ra cho bạn?
+ Mỗi ngày trôi qua bạn có thực sự cảm thấy hạnh phúc?
+ Những việc bạn đang làm có giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn không?
- Rút ra bài học cho bản thân.
Khi nhận thức được cuộc sống của mình rồi, bạn phải làm gì?
Các bài thi hot trong chương:
Đánh giá trung bình
0%
0%
0%
0%
0%
Nguyễn Phương Thanh
18:44 - 03/05/2023
phương thức biểu đạt chịnh là nghị luận
Trung Tuan Dang
22:45 - 19/06/2023
ai hoi the
Phương Linh
11:01 - 21/05/2023
Nghị luận
Trần Thị Hoa
11:23 - 04/06/2023
Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn với chính cuộc đời mình.
cao van hiếu
21:48 - 23/06/2023
like
Thúy Nga 11h6 Trần thị
20:42 - 23/06/2023
Nghị luận