(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 2)

224 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

Text 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lại gặp lại cánh chuồn ngày thơ bé

Bay đan nhau dệt mảnh nắng cuối cùng

Con chuồn ngô hay làm dáng

Chao mình soi mặt ao trong

Đốt cháy lòng một nét chờ mong

Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa

Con chuồn vằn mang những điều kỳ lạ

Với đứa trẻ nào chưa biết bơi

Ôi cánh chuồn gợi những buồn vui

Cánh chuồn nào bay vào những nỗi nhớ?

Ngọn sào thưa cánh chuồn ai ngái ngủ

Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu!

Gió heo may hôm nay về chăng

Mà chuồn chuồn bay về dăng dăng

Báo cơn bão phương nào thổi tới?

 

Đường sẽ vắng nếu trời bão nổi

Cánh cửa nhà sập lại trước khi mưa

Con chim tìm tránh bão sẽ về xa

Con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ

Không còn trời xanh chỉ mưa và gió

Những dòng sông không nhà cửa miên man

Và mây, mây khắp chốn lang thang

Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp

Cho cơn lốc dữ tợn về bẻ nát

Trái đất này sẽ nhấn chìm trong mưa

Không tìm đâu một chỗ nương nhờ!

Mỏng manh thế chịu làm sao nổi

Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới

Trời bão lên rồi mày ở đâu?

(Xuân Quỳnh, Chuồn chuồn báo bão, dẫn theo www.thivien.net)

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thăng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thắng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất đầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rátnhanh, thay thế những cây đã ngã ... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng ...

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

 (Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, Tr.38)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.


4.6

45 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%