(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 29)

190 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Khi đầu óc không vướng bận, chúng ta thường dành gần 50% để nghĩ về mình. Hãy ngừng việc nghĩ về bản thân trong chốc lát và bắt đầu nghĩ về điều tốt của những người xung quanh. Khi ấy, tôi và bạn sẽ thấy mình không cần dùng đến những lời nịnh hót nữa. Đó chỉ là một thứ rẻ tiền và giả dối.

Một trong những giá trị bị chúng tả lãng quên nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày chính là sự cảm kích, trân trọng. Chẳng biết vì sao chúng ta cứ hay quên khen ngợi con cái mình khi chúng đêm về nhà tờ giấy khen hay quyển sổ liên lạc ghi thành tích học tập tốt trong tháng qua. Chúng ta quên khuyến khích con cái khi lần đầu tiên tự chúng làm được một chiếc bánh hay tự giác dọn dẹp gọn gàng góc học tập của mình... Không có điều gì làm con trẻ vui sướng hơn là sự quan tâm và khen ngợi của bố mẹ.

Mỗi khi thưởng thức món ngon ở nhà hàng, tôi luôn tự dặn mình nhớ nói với người đầu bếp rằng món ăn ấy rất tuyệt. Khi gặp một người bán hàng mệt mỏi mà vẫn biểu lộ sự ân cần với khác thì tôi cũng luôn nhắc nhở mình hãy nhớ cảm ơn anh ta vì sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình.

Tất cả diễn viên, ca sĩ trên thế giới đều nản lòng nếu không nhận được những tràng vỗ tay khen ngợi nào từ khán thính giả. Nếu điều này đúng với những người biểu diễn chuyên nghiệp thì nó còn đúng gấp nhiều lần đối với những người làm việc trong các cơ quan, cửa hàng, nhà máy, trong gia đình và bạn bè chúng ta. Trong tất cả quan hệ giữa người với người, chúng ta luôn nhớ rằng mọi người hợp tác với mình cũng đều là những con người và họ đều khao khát nhận được sự công nhận, đánh giá cao và trân trọng vì những gì họ làm.

Hãy thắp lên ngọn lửa của sự biết ơn chân thành đối với mọi người xung quanh. Sự lan tỏa của ngọn lửa này sẽ mang lại cho bạn những giá trị vượt thời gian.

(Trích Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, tr.63-64)

Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong “Tuyên ngôn độc lập”, tác gia Hồ Chí Minh viết:

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

 (Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.31)

Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về giá trị lịch sử của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” được gợi ra từ đoạn trích.


4.6

38 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%