(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 5)

1731 lượt thi 7 câu hỏi 120 phút

Text 1:

I. Phần Đọc hiểu

Đọc văn bản:

Theo Biểu đồ Ebbinghaus [1] thì một người:

• Sau 20 phút sẽ quên 42% ….. Còn nhớ 58%

• Sau 1 tiếng sẽ quên 56% ..... Còn nhớ 44%

 

Nói cách khác, đây là một giả thuyết có xuất phát điểm cho rằng con người vốn dĩ không những không nhớ những điều cần nhớ, mà còn dần quên chúng theo thời gian. Thời điểm tốt nhất để có thể ôn tập là 20 phút cho tới 1 giờ sau khi học bài. Vậy thì, phải làm sao để khỏi quên, đạt được mục tiêu ghi nhớ? Vâng, câu trả lời rất đơn giản. Chỉ cần ôn tập.

Trong việc ôn tập có hai điều quan trọng: (1) Thời điểm: Khi nào thì cần ôn tập? (2) Số lần: Ôn tập bao nhiêu lần? [...] Kết luận rút ra: Thời điểm ôn tập tốt nhất là khi bạn ở trạng thái nhớ được 50%. Khi bạn còn nhớ đến 80 – 90% thì ôn tập sẽ lãng phí thời gian. Đợi đến khi quên thêm một chút nữa ôn tập cũng không muộn. Ngược lại, khi chỉ còn nhớ được dưới 50% mới ôn tập thì có thể sẽ phải tìm hiểu lại kiến thức một lần nữa, như vậy, xét về thời điểm bị cho là muộn. Nói một cách khác, thời điểm ôn tập tốt nhất là lúc bạn đã quên một nửa, đó là 20 phút cho tới 1 tiếng sau khi học bài.

20 phút 1 lần là tốt nhất và nếu ôn đi ôn lại nhiều lần thì cả đời sẽ không quên

Đây cũng giống như thời điểm những mẩu quảng cáo được phát trên ti vi. Mục tiêu của việc quảng cáo là khiến cho người nghe nhớ đến sản phẩm. [...] Quả thực, thay vì việc phát liền lúc hai lần quảng cáo thì người ta phát quảng cáo trước và sau chương trình chính 20 phút, rồi chiếu chương trình được 20 phút lại lặp lại quảng cáo. Dù là phim hay bản tin, hay hài kịch, ti vi vẫn thường phát theo kiểu này. Chèn quảng cáo vào thời điểm 20 phút khi bạn đã quên đi một nửa, là cách khiến chúng đọng lại trong suy nghĩ của bạn một cách dễ dàng nhất. Khi ai đó nói: “Nhắc đến đồ nhắm thì....” bạn sẽ đáp lại như thế nào nhỉ? Vâng, là “Kaaru” đúng không. Thế còn: “Không bỏ được, không dừng lại được.”. Vâng, hẳn là “Snack tôm” phải không nào? Đây là một ví dụ hơi cũ nên với các bạn trẻ có thể sẽ khó hiểu. Nhưng với những người từ 30 tuổi trở lên, chắc hẳn ai cũng đều có thể trả lời dễ dàng. Thực ra, bạn có biết mẩu quảng cáo này đã không còn được phát hơn 10 năm nay rồi không? Vậy có nghĩa là bạn có thể ghi nhớ ra những thứ cách đây hơn 10 năm trong chưa đầy 1 giây. Nếu ai đó bảo: “Có thể nhớ ra chuyện cách đây hơn chục năm cơ à, bạn chắc thiên tài nhỉ?” thì chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng: “Không phải vậy đâu. Điều đó ai cũng có thể làm được.”. Chỉ cần 20 phút sau ôn 1 lần, và lặp đi lặp lại mà thôi. Chỉ bằng cách đó, bạn đã có thể hình thành được kí ức không bao giờ mất đi rồi... Đây chính là cách làm hiệu quả nhất trong việc ghi nhớ.

(Takashi Ishii, Nâng tầm tư duy với phương pháp ghi nhớ 1 phút,

(Hà Vi và nhóm Sóc Xanh dịch), NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016, tr. 33 – 37)



[1] Hay còn gọi là đường cong lãng quên Ebbinghaus, được đưa ra bởi Hermann Ebbinghaus vào năm 1885, mô tả sự suy giảm khả năng lưu giữ trí nhớ của não bộ theo thời gian.

Danh sách câu hỏi:

Câu 7:

Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá ý nghĩa, thông điệp tư tưởng mà văn bản dưới đây muốn gửi đến người đọc.

NHỮNG DÒNG SÔNG

Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?

Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.

Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,

Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng

Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,

Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh...

 

Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng

Mỗi con người gắn bó một dòng sông.

 

Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng,

Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng

Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta.

Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa

Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà...

Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kế

Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé

Cửa quê mình, Trần Quốc Toản từng qua...

[...]

Đã bao đời gắn bó giữa hai ta

Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa

Đến bè bạn cùng từng gốc lúa.

Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá

Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng...

Yêu nhau rồi, ta có những vui chung...

[...]

Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?

Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.

(Bế Kiến Quốc, Thơ Việt Nam 1945 – 1975,

NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr. 35 – 37)

 


4.6

346 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%