Đề 5

  • 6103 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

“(...) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.

Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?

Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

(…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI...”

(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Xem đáp án

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận


Câu 2:

Thông hiểu

Trong đoạn trích người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ XXI?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, phát hiện biện pháp tu từ dựa vào kiến thức đã học, nêu tác dụng.

Cách giải:

- Những thách thức mà thế hệ trẻ phải đối mặt ở thế kỉ 21 là: Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.


Câu 3:

Thông hiểu

Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Câu hỏi tu từ có tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước cuộc cách mạng 4.0 liệu thế hệ trẻ có vươn mình trỗi dậy hay vẫn để bản thân tụt hậu như cuộc cách mạng 3.0

+ Đồng thời câu hỏi ấy cũng như một lời thúc giục, niềm tin của tác giả đặt vào thế hệ trẻ sẽ vươn lên mạnh mẽ, làm chủ trong thời đại 4.0.


Câu 4:

Thông hiểu

Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai? Vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lí giải

Cách giải:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả: : Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.

- Vì:

+ Thế giới không ngừng biến đổi, những cuộc cách mạng, những kĩ thuật mới không ngừng ra đời. Bởi vậy, những nghề nghiệp hôm nay có thể ngày mai sẽ biến mất và thay thế bằng những nghề nghiệp mới.

+ Chính bởi vậy, mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng, tri thức phong phú, kĩ năng dồi dào đế kịp thời thích ứng trước sự thay đổi của thế giới.

Câu 5:

II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?

Xem đáp án

Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận. Phân tích, lí giải, tổng hợp.

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người.

2. Giải thích

Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking)

3. Bàn luận

- Tư duy phản biện là một trong những phẩm chất quan trọng của công dân thế kỉ XXI.

- Không phải ai cũng có tư duy phản biện. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện?

+ Trước hết, mỗi người cần tập cho mình thói quen đặt câu hỏi, đặt ngược lại vấn đề.

+ Không chỉ vậy, cần liên tục trau dồi tri thức trên nhiều lĩnh vực cho bản thân.

+ Luôn luôn lắng nghe những đóng góp, ý kiến từ những người xung quanh, để từ đó khắc phục những khiếm khuyết của bản thân.

+ Quan trọng nhất là phải rèn luyện cho mình cái nhìn khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các quan điểm, ý kiến của những người xung quanh.

+…

- Cần phân biệt giữa tư duy phản biện với soi mói, chỉ trích người khác.

4. Tổng kết

Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 2

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 6

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 14

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 20

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận