(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 37)
242 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LÃO HÀ TIỆN
(Trích)
(Mô-li-e)
Tóm tắt phần trước: Nhân vật Ác-pa-gông (Harpagon) là một người vô cùng keo kiệt, tích cóp bằng cách cho vay nặng lãi, dè sẻn chi tiêu. Lão chôn trong vườn cái tráp đựng một vạn đồng tiền vàng nên luôn cảnh giác với mọi người. Lão không biết con trai mình Clê-ăng (Cleante) – đang yêu cô gái nghèo Ma-ri-an (Marianne), còn con gái E-li-dơ (Elise) đã thầm ước hẹn với anh chàng quản gia Va-le-rơ (Valere). Ác-pa-gông toan tính sắp đặt cuộc đời các con theo hướng khác để “tiết kiệm được một món to”.
Hồi 1, Lớp 5
[..] Ác-pa-gông: Chiều nay tạo định gả nó cho một người vừa giàu có lại vừa từng trải, thể mà con bé dám bảo thẳng vào mặt tao là nó chẳng thèm. Thế thì mày bảo sao nào?
Va-le-rơ: Cháu bảo sao ấy à?
Ác-pa-gông: Phải Va-le-ro: Ò... Ò...
Ác-pa-gông: Gì kia?
Va-le-rơ: Cháu bảo là đại để cháu cũng nghĩ như ông; mà cũng chẳng có lí nào ông lại không phải được. Song, cô thì cũng không phải hoàn toàn không đúng, và...
Ác-pa-gông: Sao hử? Ngài Ăng-xen-mơ là một đám có giá trị lớn; một bậc quý tộc chính cống, hiền lành, trang trọng, từng trải, lại của cải như nước, người ta goả vợ mà không còn một đứa con nào của vợ trước. Hỏi có đám nào hơn thế nữa không?
Va-le-rơ: Đúng thế đấy ạ. Nhưng cô có thể bảo rằng cưới ngay như thế thì khi hấp tấp, ít ra cũng phải khoan khoan, xem tính tình cô cháu có hợp với...
Ác-pa-gông: Một cơ hội như thế, phải nắm ngay chứ. Ở đám này, tao thấy có một cái lợi mà không đảm nào hòng có được: ông ấy bằng lòng lấy cô mà không đòi của hồi môn.
Va-le-rơ: Không đòi của hồi môn?
Ác-pa-gông: Phải.
Va-le-rơ: Ủi chà! Thế thì cháu còn nói thế nào được nữa. Ông thấy không? Li lẽ ấy thuyết phục được hoàn toàn, phải bỏ tay mà chịu.
Ác-pa-gông: Như thế, tạo tiết kiệm được một món to.
Va-le-rơ: Đúng quá, còn ai cãi lại được. Song kể thì cô cũng có thể bảo rằng việc trăm năm là một việc trọng đại hơn người ta tưởng nhiều, và có quan hệ đến cả một đời người sướng hay khổ, cho nên lấy nhau để ăn đời ở kiếp với nhau, bao giờ cũng phải hết sức thận trọng mới được.
Ác-pa-gông: Không của hồi môn.
Va-le-rơ: Ông nói phải: cái lí lẽ ấy quyết định tất cả, điều đó dễ hiểu thôi. Có người có thể bảo ông rằng trong những trường hợp như thế này, cũng nên chú ý xem lòng dạ người con gái như thế nào mới phải; chứ tuổi tác quá chênh lệch, tỉnh tình, tình cảm quá khác nhau như thế thì lấy nhau chỉ gây ra tai hoạ, rất rầy rà.
Ác-pa-gông: Không của hồi môn.
Va-le-rơ: À, như thế thì còn bẻ vào đâu được; điều ấy, ai cũng biết rõ rành rành, mà nào dám nói trái được. Nhưng không phải là không có vô số ông bố muốn coi trọng việc làm toại ý con hơn là đồng tiền có thể bỏ ra cho con; không muốn vì tiền tài mà hi sinh con và chẳng mong gì hơn là tìm cho con được nơi vừa đôi phải lửa để cho cuộc đời con luôn luôn giữ được thanh danh, được êm ả và vui vẻ, với lại,...
Ác-pa-gông: Không của hồi môn.
Va-le-rơ: Đúng thể; không của hồi môn, lí lẽ ấy đủ bịt mồm thiên hạ. Cái lí lẽ như thế, ai còn cưỡng lại cho nổi.
Ác-pa-gông (nhìn ra ngoài vườn, nói một mình): – Úi chà! Hình như có tiếng chó sủa. Có kẻ muốn lấy trộm tiền của mình chăng? (Nói với Va-le-rơ) Đừng đi đâu, tao vào ngay nhả. (Vào).
[...]
Va-le-rơ: Phải rồi, trên thế gian này, tiền là quý hơn hết; được sinh vào cửa ông đây, thật là phúc trời dành cho cô. Ông hiểu rõ sống là phải như thế nào: khi đã có nơi tự nguyện không đòi của hồi môn[1], thì không còn được mong ước gì hơn nữa. Đấy, tất cả là ở đấy. Việc không đòi của hồi mỗn thay thế cho sắc đẹp, cho tuổi trẻ, cho dòng dõi, cho danh dự, cho sự khôn ngoan, cho lòng chính trực.
Ác-pa-gông: À, thằng bé giỏi! Nói chẳng khác gì lời sấm truyền[2]. Được thằng người nhà như thế kể cũng sướng đời.
(Đỗ Đức Hiểu dịch, giới thiệu và chú thích, “Lão hà tiện” hài kịch của Mô-li-e-rơ, NXB Giáo dục)
Câu 3:
Chỉ ra và làm rõ mục đích giao tiếp của Va-le-rơ được thể hiện qua các lời thoại của nhân vật này.
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản sau:
Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhận ngồi uống rượu đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: “Minh triệu sất mã sơn đầu quả/ Ngoạ thỉnh tùng thanh ức ngã sầu”[1].
Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buồng mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thi”[2]
Huế, 4/8/2003
(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 179, 180, 2009)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản sau:
Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhận ngồi uống rượu đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: “Minh triệu sất mã sơn đầu quả/ Ngoạ thỉnh tùng thanh ức ngã sầu”[1].
Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buồng mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thi”[2]
Huế, 4/8/2003
(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 179, 180, 2009)
48 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%