(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 15)
877 lượt thi 7 câu hỏi 120 phút
Text 1:
I. Phần Đọc hiểu
Đọc đoạn trích:
Trong cuộc gặp, khi một bạn trẻ yêu cầu đưa ra lời khuyên cho những người trẻ, Tổng thống Obama đã nói rằng: “Lúc nào cũng muốn mình là người nọ người kia thì rất tốn thời gian. Hãy yêu công việc mình làm. Bill Gates đâu có muốn là tỉ phú. Ông ấy tập trung vào máy tính.
Tôi đâu nghĩ mình sẽ làm Tổng thống, tôi quan tâm đến người nghèo nên đến làm ở Chicago. Tôi xây dựng tổ chức có thể mang lại điều tôi quan tâm và đó là lí do dẫn dắt tôi vào vị trí Tổng thống.
Hãy tập trung vào làm tốt điều nào đó và tự dưng bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo.”.
(Trích Tổng thống Mỹ Obama kết thúc chuyến thăm Việt Nam,
dẫn theo tienphong.vn)
Danh sách câu hỏi:
Câu 7:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:
HƯƠNG ỔI
Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới – Cha viết một bài chăng – tôi bảo.
Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.
Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Australia về. Cho một đĩa ổi chín.
– Cây chặt từ lâu rồi mà. – Tôi ngạc nhiên hỏi.
Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi tỏa sang. Hương nhè nhẹ bâng khuâng. Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân ríu rít trèo hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cẩm, không cho sang. Hai nhà không giao thiệp. Chỉ có hương ối là bay sang.
Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói ngày trẻ, cha tôi yêu bà. Tình yêu từ tuổi ấu thơ có mùi hương ối. Nhưng mẹ cha không ưng thầy kí nhật trình[1] nghèo, chẳng gả. Cha rủ bà trốn. Bà không dám. Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành ối tung toé, quả chín rơi lụp bụp. Cha bà nhận chàng trai đang là kĩ sư công chính[2] về ở rể.
Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương ổi thu về vẫn cứ bay sang.
Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi quý nhưng đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi ngồi bên cửa sổ run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi hương ổi tình đầu...
Vậy sao hôm nay lại có những trái ổi đào?
– Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói. – Ngân nói.
Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái của ông chín mềm...
(Nguyễn Phan Hách, Những trang văn chọn lọc,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr. 196 – 197)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:
HƯƠNG ỔI
Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới – Cha viết một bài chăng – tôi bảo.
Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.
Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Australia về. Cho một đĩa ổi chín.
– Cây chặt từ lâu rồi mà. – Tôi ngạc nhiên hỏi.
Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi tỏa sang. Hương nhè nhẹ bâng khuâng. Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân ríu rít trèo hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cẩm, không cho sang. Hai nhà không giao thiệp. Chỉ có hương ối là bay sang.
Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói ngày trẻ, cha tôi yêu bà. Tình yêu từ tuổi ấu thơ có mùi hương ối. Nhưng mẹ cha không ưng thầy kí nhật trình[1] nghèo, chẳng gả. Cha rủ bà trốn. Bà không dám. Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành ối tung toé, quả chín rơi lụp bụp. Cha bà nhận chàng trai đang là kĩ sư công chính[2] về ở rể.
Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương ổi thu về vẫn cứ bay sang.
Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi quý nhưng đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi ngồi bên cửa sổ run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi hương ổi tình đầu...
Vậy sao hôm nay lại có những trái ổi đào?
– Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói. – Ngân nói.
Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái của ông chín mềm...
(Nguyễn Phan Hách, Những trang văn chọn lọc,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr. 196 – 197)
175 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%