20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 13)

  • 17131 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là

Xem đáp án

Đáp án C

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

Tiêu chí

Trên sợi thần kinh không có bao miêlin

Trên sợi thần kinh có bao miêlin

Cấu tạo

- Sợi trục không có bao miêlin bao bọc

- sợi trục có bao miêlin bao bọc.

- Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie

- Bao miêlin có bản chất là phôpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện.

Cách lan truyền

- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh

- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

Cơ chế lan truyền

- Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh

- Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

Vận tốc lan truyền

- Tốc độ lan truyền chậm hơn (3-5m/giây)

- Tốc độ lan truyền nhanh (khoảng 100m/giây)

Năng lượng

- Tiêu tốn nhiều năng lượng

- Tiêu tốn ít năng lượng.


Câu 2:

Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do

Xem đáp án

Đáp án A

- Xung thần kinh chỉ truyền từ màng trước đến màng sau vì chỉ ở chùy xináp mới có các bóng chứa các chất trung gian hóa học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan màng tiếp nhận các chất trung gian hóa học này. Vì vậy xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ màng trước đến màng sau mà không thể theo chiều ngược lại.


Câu 3:

Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính

Xem đáp án

Đáp án A

- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ, tiếng hót của chim...

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Nai chạy trốn hổ, chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy.

- Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.

Ví dụ: Tập tính bắt chuột của mèo, tập tính xây tổ của chim...


Câu 4:

Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 5:

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói đến sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

- là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây.

- Là sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây.

Nguyên nhân

- Do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

- Do sự phân chia của mô phân sinh bên (tần sinh bần và tầng sinh mạch).

Đối tượng

- Cây 1 lá mầm.

- Đỉnh sinh trưởng cây 2 lá mầm.

- Cây 2 lá mầm.

Ý nghĩa

- Giúp cây tăng độ cao để thu nhận ánh sáng cung cấp cho quang hợp. Đồng thời tăng độ dài rễ để đâm sâu vào lòng đất nhằm bám chặt cây và tăng cường hút nước và ion khoáng.

- Giúp cây tăng đường kính thân làm cho cây vững chắc. Đồng thời làm tăng số lượng mạch dẫn trong thân cây.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

h

2 năm trước

hương nguyễn

Bình luận


Bình luận