(2023) Đề thi thử ngữ văn minh họa THPT BGD bản cập nhật (Đề 5) có đáp án

  • 471 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 90 phút

Câu 1:

Đọc văn bản:

Gia đình và bạn bè là chốn an toàn mà bạn có thể tìm đến để chia sẻ nỗi niềm. Tuy nhiên, việc tâm sự có thể biến thành hành vi đổ rác khi người khác không đồng ý lắng nghe bạn tâm sự về những buồn phiền, lo lắng, bực dọc và thất vọng của bạn. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của người khác trước khi bạn bộc bạch nỗi lòng với họ.

Câu hỏi “Tôi có thể tâm sự với bạn một chút được không?” thể hiện bạn tôn trọng họ và hiểu rằng họ cũng có những mối bận tâm riêng. Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt về vấn đề của mình với người khác mà không hỏi trước thì chẳng khác nào bạn xem vấn đề của mình quan trọng hơn vấn đề của họ. Hành xử như thế tức là bạn đang đặt bản thân lên trên sự cảm nhận của người khác, không quan tâm là họ đang trải qua chuyện gì.

Nếu bạn nhận ra mình đang vô cớ xả rác vào cuộc sống của người khác, hãy dừng lại kịp thời. Bạn chỉ nên tâm sự khi người khác đã sẵn sàng lắng nghe. Nếu họ chưa sẵn sàng, bạn cũng đừng trách cứ họ. Thay vào đó, bạn nên tôn trọng quyết định của họ và tìm một thời điểm khác thích hợp hơn để chia sẻ nỗi lòng.

(Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác, mục Lưu ý khi tâm sự với người khác, David J. Pollay, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 213-214)         

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, việc tâm sự có thể biến thành hành vi đổ rác khi nào?

Xem đáp án
Theo tác giả việc tâm sự có thể biến thành hành vi đổ rác khi người khác không đồng ý lắng nghe bạn tâm sự về những buồn phiền, lo lắng, bực dọc và thất vọng của bạn.

Câu 3:

Anh/ chị hiểu như thế nào về từ đổ rác được tác giả sử dụng trong đoạn trích?

Xem đáp án
Có thể hiểu từ đổ rác được sử dụng trong văn bản có nghĩa là: Rác là chất phế thải, thứ bỏ đi trong đời sống. Từ rác trong văn bản ý chỉ những nỗi thất vọng, sự tức giận, cảm giác bất mãn, những điều không tốt đẹp. Và Đổ rác là hành động trút những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, những điều không tốt đẹp mà bản thân đang giữ sang người khác

Câu 4:

Anh/ chị có đồng tình với ý kiến Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt về vấn đề của mình với người khác mà không hỏi trước thì chẳng khác nào bạn xem vấn đề của mình quan trọng hơn vấn đề của họ không? Vì sao?

Xem đáp án

Hs có thể đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng phải có sự lý giải sao cho phù hợp.

Gợi ý:

- Tôi đồng tình với ý kiến Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt về vấn đề của mình với người khác mà không hỏi trước thì chẳng khác nào bạn xem vấn đề của mình quan trọng hơn vấn đề của họ. Bởi vì tâm sự, chia sẻ là điều cần thiết nhưng đôi khi đối phương đang bận thì sự chia sẻ mà không hỏi trước thì rất khó được chú ý tiếp nhận. Điều chúng ta cần làm trước khi chia sẻ là phải hỏi họ có muốn nghe hay không hoặc có thời gian nghe hay không như vậy mới thể hiện được sự tôn trọng dành cho đối phương và họ mới có thể dễ dàng đồng cảm lắng nghe ta tâm sự.

- Tôi không đồng tình với ý kiến Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt về vấn đề của mình với người khác mà không hỏi trước thì chẳng khác nào bạn xem vấn đề của mình quan trọng hơn vấn đề của họ. Bởi vì thường đối tượng chúng ta tìm đến tâm sự là những người thân, bạn bè. Đã là người thân, bạn bè thì rõ ràng đã có một mức độ tin tưởng dành cho nhau nhất định. Chúng ta thoải mái chia sẻ tất cả những vấn đề mình đang gặp phải và đối phương cũng cởi mở đón nhận và chia sẻ cùng chúng ta bất cứ khi nào.

Câu 5:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về cách thức tâm sự giúp người khác thấu hiểu vấn đề của mình.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cách thức tâm sự giúp người khác thấu hiểu vấn đề của mình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề cách thức tâm sự giúp người khác thấu hiểu vấn đề của mình.

Có thể theo hướng:

- Chúng ta chỉ nên tâm sự với người khác về vấn đề của mình khi biết chắc họ đã sẵn sàng lắng nghe, hoặc lựa chọn thời điểm thích hợp.

- Khi có người lắng nghe chúng ta tâm sự, chúng ta cũng nên ý tứ giãi bày nỗi lòng của mình trong một khoảng thời gian nhất định, chứ đừng nói hoài nói mãi không thôi.

- Lắng nghe lại lời khuyên của đối phương với thái độ tích cực, biết nói lời cảm ơn với người đã dành thời gian nghe ta tâm sự.

- Không nên bắt đầu ngay những điều cần tầm sự mà cần có sự dò xét tâm trạng người nghe và có sự mở đầu theo hướng tích cực.

- Đừng quá kì vọng, bắt người khác phải lắng nghe tâm tư của chúng ta. Trước khi tâm sự cũng cần kiểm soát lại vấn đề của mình và tự điều chỉnh nếu có thể trước khi tâm sự.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận