(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 23)

163 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

Text 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Cuối năm bên dòng sông tuổi nhỏ

(Nguyễn Ngọc Hưng)

Bên dòng sông tuổi nhỏ

Bâng khuâng sóng gọi bờ

Dế kêu xanh triền có

Mây trắng chiều ngẩn ngơ.

 

Bao giấc mơ bèo bọt

Nôi chìm tận đâu đâu

Hạt phù sa trộn cát

Lặng tan vào đất nâu.

 

Thương gió dầu mưa cài

Bắp phun râu trổ cờ

Nắng vàng tươi thắm lại

Xanh biếc ngàn dâu tơ.

 

Sau vụ mùa tất bật

Đúng đỉnh cha ngồi câu

Mẹ thong dong gội tóc

Nước vỗ về lưng trâu...

 

Bạn bè thời thơ ấu

Ai còn ở, ai đi?

Ngậm ngùi con sóng vỗ

Như tiếng xưa thầm thì!

(Dẫn theo bài đăng của Lê Thành Vân, báo điện tử Hải Dương, mục Văn nghệ, ngày 12/01/2020)

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưới và mùi gây của xác người.

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. [...] Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết."

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.24)

Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện qua đoạn trích.


4.6

33 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%