Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 13
68 người thi tuần này 4.6 207 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 27)
Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 10
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Nguyễn Sinh, người Thanh Trì, diện mạo tuấn tú, phong thái đường hoàng, mồ côi cha từ sớm. Thuở nhỏ, Sinh có đi học nhưng vì nhà nghèo, không được học đến nơi đến chốn. Cạnh làng có dòng sông nhỏ, nhà Sinh vốn làm nghề chèo thuyền nên Sinh cũng theo nghề. Khi nhàn rỗi, Sinh tập hát các bài ca chèo thuyền. Mỗi khi chàng cất lời ca, ai nghe cũng phải ngất ngây.
Bên bờ sông là nhà phú ông họ Trần, có một cô con gái chưa chồng. Nghe Sinh hát nàng rất ưa, thường ngồi tựa cửa sổ liếc nhìn và thầm yêu chàng. Nàng nhờ con hầu đem khăn tặng Sinh, và dặn nó bảo Sinh nhờ người mai mối. Sinh về nhà bàn với mẹ. Mẹ bảo:
– Người ta giàu, nhà mình nghèo. Giàu nghèo cách biệt. Con làm sao mơ tưởng được đám ấy.
Sinh thưa:
– Đấy là ý nguyện của cô gái!
Rồi ép mẹ đi hỏi. Bà mẹ bất đắc dĩ, phải đem lễ vật nhờ bà hàng xóm đến thưa chuyện trước với ông Trần. Ông Trần không nhận lời. Bà hàng xóm lại cố nài xin, lại hết lời ca ngợi Sinh đẹp trai, đứng đắn. Ông Trần tái mặt, nổi giận nói:
– Có phải là thằng lái đò hát xướng không? Nó tài giỏi, đẹp trai, tôi biết cả rồi. Nhưng con gái tôi xấu xí, thô lậu, không xứng đôi phải lứa được với nó đâu. Xin phiền bà từ chối giúp cho.
Bà hàng xóm vừa ra khỏi cửa mấy bước, đã nghe ông nói lớn:
– Cửa nhà như thế này, con gái yêu kiều như thế này, mà lại có thằng rể lái đò à? Mụ ăn mày này thật ngu hết chỗ nói!
Bà mối trở về, kể lại những lời của ông Trần. Mẹ Sinh vừa xấu hổ, vừa tức giận, mắng Sinh. Sinh cũng phẫn uất nói:
– Ông già ấy làm nhục người ta quá lắm, chẳng qua cậy có nhiều tiền bạc thôi. Ta thử bỏ nghề chèo thuyền xem có làm giàu được không!
Rồi Sinh từ biệt mẹ ra đi. [...]
Cô gái nghe tin Sinh phẫn chí bỏ đi, không biết là đi đâu, trong lòng âm thầm thương xót. Mỗi khi không có ai, nàng lại nhìn bóng mình mà nuốt lệ. Dần dà, nàng sinh bệnh chân tay rời rã, vóc dáng gầy mòn, trong ngực kết thành một khối rắn như đá, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Cứ như vậy đến hơn một năm thì nàng qua đời. Trước khi mất, nàng dặn lại:
– Trong ngực con chắc có vật gì lạ. Sau khi con mất, xin hoả táng để xem đó là vật gì. Ông Trần làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm tro xương, sót lại một vật to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc, cũng chẳng phải là đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn bên trong thì có bóng con đò, trên đó có một chàng trai đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Ông nhớ lại chuyện ngày trước mới hay con gái mình đã chết vì chàng lái đò, hối hận cũng muộn rồi. Ông bèn đóng chiếc hộp con, đặt khối đá vào trong, để lên bàn thờ.
Sinh bỏ nhà, một thân trơ trọi lên đất Cao Bằng. Vài năm sau, Sinh tích góp được hơn ba trăm lạng vàng và nghĩ số vàng này đủ dùng vào việc vui nên sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, được biết mọi chuyện về cái chết của cô gái, Sinh đau xót tuyệt vọng, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Làm lễ xong, Sinh xin xem cục đá cất giữ trong hộp. Ông Trần mở hộp lấy ra đưa Sinh. Chàng nâng niu cầm lấy, xúc động khóc rống lên, nước mắt nhỏ xuống khối đá. Bỗng nhiên, khối đá tan chảy đầm đìa thành máu tươi, ướt đẫm ống tay chàng. Sinh xúc động trước mối tình của cô gái, thề không lấy ai nữa.
(Trích Chuyện tình ở Lan Trì, Vũ Trinh, in trong Lan Trì kiến văn lục,
NXB Hồng Bàng, 2013)
Lời giải
Lời giải
Học sinh có thể chỉ ra ít nhất hai trong số những đặc điểm nghệ thuật sau đây của truyện truyền kì có trong tác phẩm:
– Sử dụng motif quen thuộc của truyện dân gian: cô gái nhà giàu say mê chàng trai nhà nghèo chỉ vì nghe tiếng hát.
– Bối cảnh của truyện có sự kết hợp giữa không gian, thời gian cụ thể, có thực kết hợp với không gian, thời gian không xác định.
– Cốt truyện chú trọng tính chất li kì, bất ngờ.
– Yếu tố kì ảo thể hiện ở hình ảnh dị vật trong ngực cô gái họ Trần.Lời giải
– Hình ảnh di vật để lại sau khi chết của cô gái họ Trần là “một vật to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc, cũng chẳng phải là đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn bên trong thì có bóng con đò, trên đó có một chàng trai đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát”.
– Đây là chi tiết kì ảo, có tác dụng thể hiện nỗi bi phẫn của cô gái khi bị ngăn cản khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân.Lời giải
Câu 5
Nếu được yêu cầu sửa phần kết của tác phẩm, anh/ chị sẽ sửa như thế nào? Vì sao anh/ chị chọn sửa như vậy?
Nếu được yêu cầu sửa phần kết của tác phẩm, anh/ chị sẽ sửa như thế nào? Vì sao anh/ chị chọn sửa như vậy?
Lời giải
Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau:
– Nêu ý tưởng chỉnh sửa lại phần kết của câu chuyện.
– Trình bày lí do lựa chọn cách sửa như vậy.Câu 6
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ cảm nhận của anh/ chị về nhân vật cô gái họ Trần trong câu chuyện trên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ cảm nhận của anh/ chị về nhân vật cô gái họ Trần trong câu chuyện trên.
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật cô gái họ Trần trong câu chuyện. |
0,25 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: − HS lựa chọn ý chính cần trình bày. Gợi ý: + Cô gái họ Trần là con nhà giàu, đa cảm, mê đắm tiếng hát của Nguyễn Sinh và quyết tâm lấy chồng bất chấp gia cảnh. + Là người sâu nặng, tình nghĩa, thuỷ chung chờ người yêu cho đến tận khi chết. + Là người có số phận bi thương, chết mà không tan được khối tình. + Thông qua nhân vật cô gái họ Trần, tác phẩm bày tỏ niềm thương cảm với thân phận người phụ nữ; lên án lễ giáo phong kiến hà khắc; qua đó thể hiện khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân. |
0,5 |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: − Lựa chọn các phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. − Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý; cảm xúc chân thành;… |
0,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
Câu 7
Câu 2 (4,0 điểm)
Hiện nay, hiện tượng tin giả tràn lan trên mạng Internet gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.
Câu 2 (4,0 điểm)
Hiện nay, hiện tượng tin giả tràn lan trên mạng Internet gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác hại của hiện tượng tin giả tràn lan trên Internet. |
0,5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: − Xác định được ý chính của bài viết. − Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. − Dưới đây là một số gợi ý về nội dung: + Giải thích khái niệm: tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông mạng xã hội. + Trình bày một số tác hại của tin giả: • Tin giả có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế; làm tổn hại uy tín, ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp; tác động xấu đến sự ổn định của nền kinh tế,... Ví dụ: giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bị tin đồn xấu làm sụt giảm nghiêm trọng, hàng hoá của doanh nghiệp bị người tiêu dùng tẩy chay vì tin đồn thất thiệt,... • Tin giả được phát triển trên cơ sở những vấn đề “nóng, nhạy cảm” của xã hội gây hoang mang trong quần chúng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Ví dụ: trước mỗi kì bầu cử, tin giả cũng thường xuất hiện dày đặc gây nhiễu loạn thông tin, khiến người dân nghi ngờ; gây hiểu nhầm về các vấn đề về tôn giáo, vùng miền có thể tạo ra bạo lực, bất ổn an ninh xã hội,... • Tin giả cũng làm suy giảm niềm tin của người dân vào báo chí chính thống, gia tăng sự hoài nghi đối với các nền tảng truyền thông xã hội. Ví dụ: người dân không tin các thông tin chính thống, xác thực trên kênh truyền hình quốc gia,... |
1,0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: − Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm, đánh giá của cá nhân. − Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. − Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
41 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%