Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 20)

  • 22012 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây về đột biến gen là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung C đúng. Đột biến gen lặn có ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì đột biến gen lặn không biểu hiện ngay ra kiểu hình nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, nó tồn tại lâu dài trong quần thể, qua giao phối được phát tán trong quần thể.

Nội dung A sai. Khi một đột biến gen được hình thành nó sẽ được nhân lên qua cơ chế nhân đôi ADN.

Nội dung B sai. Không phải lúc nào đột biến gen cũng gây ra biến đổi trong cấu  trúc của chuỗi polypeptit tương ứng. Nếu đột biến xảy ra ở vùng không mang thông tin di truyền thì sẽ không gây nên sự biến đổi nào trong cấu trúc của chuỗi polipeptit.

Nội dung D sai. Đa số đột biến điểm là trung tính


Câu 2:

Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng quang hợp:

- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng → Đáp án A

- Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng

- Các khí khổng tập trung ở mặt dưới của lá để không bị mất nhiều nước


Câu 3:

Bằng phương pháp nghiên cứu vật chất di truyền ở cấp tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?

(1) Hội chứng Etuôt.

(2) Hội chứng Patau.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(5) Bệnh máu khó đông.

(6) Bệnh ung thư máu.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Bằng phương pháp nghiên cứu vật chất di truyền ở cấp tế bào chỉ có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh do đột biến cấu trúc hoặc số lượng NST chứ không thể phát hiện được những bệnh do đột biến gen gây ra.

Hội chứng Etuôt: có 3 NST số 18 trong tế bào.

Hội chứng Patau: có 3 NST số 13 trong tế bào.

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do virus HIV gây nên.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen trội nằm trên NST thường.

Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X.

Bệnh ung thư máu do mất đoạn NST số 21.

Vậy các nội dung đúng là (1), (2), (6).


Câu 4:

Ở gà, tính trạng hình dạng mào gà có 4 kiểu hình. Cho các cá thể P thuần chủng gà mào hình hạt đậu lai với gà có mào hoa hồng, thu được F1 đồng tính. Cho F1 x F1 thu được F2 có 4 phân lớp kiểu hình gồm:  Mào hình hồ đào : Mào hình hoa hồng : Mào hình hạt đậu : Mào hình lá lần lượt có tỷ lệ 9:3:3:1. Kết luận nào sau đây là đúng về tính trạng mào gà:

Xem đáp án

Đáp án B

Theo đề bài ta thấy F1 dị hợp 2 cặp gen đem lai với nhau cho ra tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1.

Đây là tỉ lệ đặc trưng của tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập hoặc tương tác bổ sung.

Tuy nhiên trong bài này không thể là phân li độc lập vì đây cả 2 cặp gen cùng quy định một tính trạng. Phân li độc lập thì phải một cặp gen quy định một tính trạng. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Quy luật tương tác bổ sung là do 2 cặp gen phân li độc lập cùng tác động quy định một tính trạng


Câu 5:

Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan thoái hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần, chỉ để lại 1 vài vết tích.

VD: ruột thừa ở người, di tích nhụy ở hoa đực cây đu đủ...


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

VietJack

Bình luận


Bình luận