Đề 14

  • 10930 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

I.  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau 

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

         (Đất nước ở trong timbài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Gia Lai)

Trả lời các câu hỏi sau:

Bài thơ trên viết về sự kiện gì?

Xem đáp án

Bài thơ trên viết về sự kiện:

+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân Việt Nam; tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước trên du thuyền.  

+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.


Câu 2:

Ý kiến của thủ tướng được nhắc đến trong lời bài thơ là gì?

Xem đáp án

Ý kiến của thủ tướng được nhắc đến: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”


Câu 3:

Ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Xem đáp án

Ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

- Hai câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

- Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.


Câu 4:

Bài học rút ra qua văn bản trên.

Xem đáp án

- Bài học rút ra: Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi do, tai họa,…những lúc khó khăn, thử thách thách ấy mỗi chúng ta cần phát huy cao độ trách nhiệm công dân, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt là những người giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước cần có có hướng đi đúng đắn làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải: học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ đồng loại…Tránh lối sống ích kỉ, vô cảm.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của lòng “Nhân ái”.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lòng “Nhân ái”.

c. Triển khai nội dung đoạn văn

- Nhân ái là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân ái là biết quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhân ái còn là biết vị tha, yêu thương đồng cảm.

- Lòng nhân ái sẽ giúp cho xã hội trở nên văn minh; con người sống biết quan tâm, yêu thương nhau.

- Lòng nhân ái là sức mạnh giúp con người chiến thắng mọi nỗi sợ hãi. Nhân ái sẽ giúp con người xích lại gần nhau. Khi yêu thương bác ái được lan tỏa thì đó cũng là lúc ta đánh bại được lối sống thờ ơ, vô cảm.

- Người có lòng nhân ái luôn được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy cần phát huy lòng nhân ái, nhân văn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có nhiều các diễn đạt mới mẻ.


Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 2

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 5

6 câu hỏi 30 phút

Đề 6

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 20

6 câu hỏi 30 phút

Đề 21

6 câu hỏi 30 phút

Đề 22

6 câu hỏi 30 phút

Đề 23

6 câu hỏi 30 phút

Đề 24

6 câu hỏi 30 phút

Đề 25

6 câu hỏi 30 phút

Đề 26

6 câu hỏi 30 phút

Đề 27

6 câu hỏi 30 phút

Đề 28

6 câu hỏi 30 phút

Đề 29

6 câu hỏi 30 phút

Đề 30

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận