🔥 Đề thi HOT:

4870 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 27)

17.7 K lượt thi 7 câu hỏi
3065 người thi tuần này

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 10

8.3 K lượt thi 7 câu hỏi
3044 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

31.4 K lượt thi 7 câu hỏi
2462 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

18.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2196 người thi tuần này

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)

6.2 K lượt thi 6 câu hỏi
2111 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

13.8 K lượt thi 7 câu hỏi
2039 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

13.8 K lượt thi 7 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Cuộc đời là phép thử vì: cuộc sống có những khó khăn, thách thức và chúng ta phải có những cách xử lí khác nhau. Cách xử lí có thể đúng, sai, phù hợp hoặc chưa, nhưng qua đó chúng ta có trải nghiệm để tìm ra cách ứng xử phù hợp nhất.

Lời giải

- Biện pháp tu từ: Điệp từ hãy

- Tác dụng:

+ Giàu giá trị biểu đạt

+ Khuyên mọi người có cách ứng xử, cách sống tích cực: biết tha thứ, biết quên đi niềm đau để cuộc sống thanh thản và có ý nghĩa.

Lời giải

- Học sinh có thể đồng tình hoặc không nhưng phải có lí giải hợp lí. Học sinh có thể tham khảo một số ý sau:

+ Đồng tình vì: quá khứ là những gì đã qua, chúng ta sống cho hiện tại và tương lai…

+ Không đồng tình vì: quá khứ là những trải nghiệm, là động lực để ta vươn tới thành công, không được quân đi quá khứ…

Lời giải

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể

Hình thức:

Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: cách sống vị tha
b. Giải thích:

-         Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Sống vị tha là một cách sống đẹp của con người
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

-         Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

-         Cách sống vị tha là không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

-         Sống vị tha là sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

-         Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí, lẽ công bằng. 

-         Sống vị tha chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

-         Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

-        Dẫn chứng

d. Bài học nhận thức và hành động:

-     Học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.

   -       Liên hệ bản thân

Câu 6

Cho đoạn trích sau:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

Cảm nhận đoạn trích trên để thấy được diễn biến tâm trạng Mị. Từ đó, nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

3280 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%