30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giả (Đề số 6)

  • 13586 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.

II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 8/33.

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính tần số HVG

+ Tính ab/ab → ab = ?

+ Tính f khi biết ab

Bước 2: Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại

Sử dụng công thức : A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

Bước 3: Xét các phát biểu

Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Giải chi tiết:

F1 đồng hình thân cao hoa đỏ → P thuần chủng, thân cao, hoa đỏ là hai tính trạng trội

Quy ước gen:

A- thân cao; a – thân thấp

B- hoa đỏ; b- hoa trắng

Cây thân cao hoa trắng chiếm 16%: A-bb=0,09abab=0,16ab=0,4=1-f2f=20%

P: ABAB×ababF1:ABab×ABab;f=20% ; giao tử AB=ab =0,4; Ab=aB =0,1

A-B- = 0,16 +0,5 =0,66; A-bb=aaB-=0,09; aabb=0,16

Xét các phát biểu

I sai, nếu cho cây F1 lai phân tích: ABab×abab; f=20%A-bb=0,1

II đúng

III sai, tỷ lệ thân thấp hoa đỏ ở F2 là: aaB- = 0,09

 Tỷ lệ thân thấp hoa đỏ thuần chủng là: aBaB=0,1×0,1=0,01

→ xs cần tính là 1/9

IV đúng, tỷ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở F2 là 0,66

Tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ thuần chủng là ABAB=0,4×0,4=0,16

Xác suất cần tính là 0,16/0,66 =8/33.


Câu 2:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, Dd và EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể, trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định nhiều cành trội hoàn toàn so với alen b quy định ít cành, alen D quy định quả to trội hoàn toàn so với d quy định quả nhỏ, E quy định là màu xanh. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Biết khi trong kiểu gen có 1 alen trội đều cho kiểu hình giống với kiểu gen có nhiều alen trội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 27 kiểu gen.

II. Có 24 kiểu gen quy định kiểu hình cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh.

III. Loại kiểu hình có 4 tính trạng trội do 52 kiểu gen quy định.

IV. Có tối đa 162 kiểu gen về cả 4 tính trạng trên.

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Thể ba có bộ NST 2n + 1

Đối với 1 cặp gen có 2 alen; VD: Aa

+ Thể lưỡng bội có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa

+ Thể ba có 4 kiểu gen: AAA, Aaa, Aaa, aaa

Nếu đề hỏi số kiểu gen tối đa phải tính cả trường hợp kiểu gen bình thường và kiểu gen đột biến.

Giải chi tiết:

Các gen phân li độc lập.

Xét các phát biểu:

I đúng, số kiểu gen tối đa là: 3(AA,Aa,aa)×3(BB,Bb,bb)×3(DD,Dd,dd)×1EE = 27

II đúng.

Kiểu hình cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh: aaB-D-E-

+ Thể lưỡng bội: 1 (aa) × 2 (BB, Bb) × 2 (DD, Dd) × 1EE = 4

+ Thể ba:

Nếu xảy ra đột biến ở cặp Aa hoặc cặp EE: số kiểu gen là:

1 (aaa) × 2 (BB, Bb) × 2(DD,Dd) × 1EE + 1 (aa) × 2 (BB, Bb) × 2(DD,Dd) × 1EEE =8

Nếu xảy ra đột biến ở cặp Bb hoặc Dd, số kiểu gen là:

1 (aa)× 3 (BBB, BBb, Bbb ) × 2(DD,Dd) × 1EE + 1(aa) × 2 (BB, Bb) × 3(DDD,DDd, Ddd) ×1EE=12

Vậy số kiểu gen quy định kiểu hình cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh là: 4+ 8+12 = 24

III đúng, kiểu hình trội về 4 tính trạng: A-B-D-EE

+ Thể lưỡng bội: 2 (AA,Aa) × 2 (BB, Bb) × 2(DD,Dd) × 1EE=8

+ Thể ba: 2n +1

Nếu xảy ra đột biến ở cặp Aa, Bb hoặc Dd: số kiểu gen tối đa là : C31×3XXX; XXx;Xxx×22YY, Yy×1EE=36 (X là alen của cặp gen đột biến, Y là alen của các cặp gen không đột biến)

Nếu xảy ra đột biến ở cặp EE: số kiểu gen tối đa là: 2 (AA,Aa) × 2 (BB, Bb) × 2(DD,Dd) × 1EEE=8

Vậy số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 cặp tính trạng là: 8 + 36 + 8 = 52

IV đúng,

+ Thể lưỡng bội: 3 (AA,Aa,aa) × 3 (BB, Bb, bb) × 3(DD,Dd,dd) × 1EE=27

+ Thể ba: 2n +1

Nếu xảy ra đột biến ở cặp Aa, Bb hoặc Dd: số kiểu gen tối đa là : C31×4XXX; XXx; Xxx;xxxx×32YY, Yy,yy×1EE=108 (X là alen của cặp gen đột biến, Y là alen của các cặp gen không đột biến)

Nếu xảy ra đột biến ở cặp EE: số kiểu gen tối đa là: 3 (AA,Aa,aa) × 3 (BB, Bb, bb) × 3(DD,Dd,dd) × 1EEE=27

Vậy số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 cặp tính trạng là: 27 + 108 + 27 = 162.


Câu 3:

Khi nói về hoạt động của operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A sai, đột biến ở gen A thì chỉ ảnh hưởng tới sản phẩm của gen A, không ảnh hưởng tới khả năng phiên mã của gen A,Z,Y.

B đúng, nếu đột biến đó làm cho ARN pol không liên kết vào P được thì quá trình phiên mã không diễn ra.

C sai, đột biến làm cho gen Y không phiên mã nhưng có thể không ảnh hưởng tới quá trình phiên mã của gen Z, A.

D sai, gen điều hòa có vùng P riêng, nếu đột biến ở vùng P của operon thì không ảnh hưởng tới số lần phiên mã của gen điều hòa.


Câu 4:

Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen → có thể làm thay đổi cấu trúc của sản phẩm.


Câu 5:

Khi nói về chu trình Canvin của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về chu trình Canvin trong pha tối của quang hợp (SGK Sinh 11 trang 41)

* Giai đoạn cố định CO2:

+ Chất nhận CO2 đầu tiên và duy nhất là hợp chất 5C (Ribulozo- 1,5- điphotphat (RiDP))

+ Sản phẩm đầu tiên là hợp chất 3C (Axit photphoglyxeric - APG)

* Giai đoạn khử

+ APG (axit phosphoglixeric) → AlPG (aldehit phosphoglixeric), cần cung cấp ATP, NADPH của pha sáng.

+ Một phần AlPG tách ra khỏi chu trình và kết hợp với 1 phân tử triozo khác để hình thành C6H12O6 từ đó hình thành tinh bột, axit amin …

* Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).

+ Phần lớn AlPG qua nhiều phản ứng cần ATP → tái tạo nên RiDP để khép kín chu trình.

Giải chi tiết:

A sai, giai đoạn khử đã chuyển APG → AlPG

B đúng, vì NADPH cung cấp H+

C đúng,

D đúng.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

L

5 tháng trước

Lưu Quang Vũ

Bình luận


Bình luận