30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 - Đề 10

  • 11526 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Vì vậy đừng bao giờ đảnh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ỷ chí con người. Những điều kỳ diệu xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiện thực. Ý chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công. Đối với người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.

(2) Nếu cuộc sổng bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sóng gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khỉ đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”. Đằng sau mỗi thành công vượt trội là những bài học về sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công không phụ lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những cái giả phải trả trên bước đường thực hiện mục tiêu của mình.

(Theo: http://tamsang.com)

 Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản?

Xem đáp án

Văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận.


Câu 2:

Những biểu hiện của người có ý chí kiên cường và mạnh mẽ?

Xem đáp án

- Những biếu hiện của người có ý chí kiên cuờng, mạnh mẽ là:

+ Người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn, không bao giờ gục ngã.

+ Họ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ thành hiện thực.

+ Khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ vượt qua nó tìm hướng đi mới.

+ Họ tìm được niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời.

+ Họ đã hoặc sẽ thành công.


Câu 3:

Vì sao tác giả cho rằng: Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn?

Xem đáp án

Tác giả cho rằng: Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn, bởi vì:

+ Khả năng thế lực (sức mạnh cơ bắp) của con người bị chi phối bởi những yếu tố vật lý, sinh học và hóa học. Bởi vậy, chúng có những giới hạn không thể vượt qua.

+ Còn nghị lực là sức mạnh tinh thần, được cấu thành từ ý chí của con người, nằm ngoài những quy luật của tự nhiên nên nó không thể đo đếm và không có giới hạn cực đại.

+ Mặt khác, sức mạnh ý chí, tinh thần cũng được biểu hiện không giống nhau, không thể so sánh giữa hai con người, bởi lẽ, mỗi người có một cách biểu hiện khác nhau trước những thử thách và nghịch cảnh.


Câu 4:

Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.

Xem đáp án

Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày được bài học/thông điệp cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn về thông điệp đó.

Bài học/Thông điệp: tin vào sức mạnh ý chí của bản thân; rèn luyện nghị lực; lòng quyết tâm bền chí là chìa khóa của thành công; dám ước mơ và quyết tâm thực hiện ước mơ;...

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.


Câu 5:

Viết đoạn văn khoảng 200 từ bàn về: Sức mạnh của nghị lực sống.

Xem đáp án

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: sức mạnh của nghị lực sống.

Giải thích

- Nghị lực sống là ý chí, bản lĩnh, là khả năng vững vàng và vuơn lên trong cuộc sống.

Phân tích

- Nghị lực sống tạo nên sức mạnh như thế nào?

+ Nghị lực sống giúp con người mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống, dám ước mơ táo bạo và quyết tâm thực hiện ước mơ đó (dẫn chứng).

+ Nghị lực sống cũng là sức mạnh giúp ta vượt lên những chông gai, thử thách để đạt được mục tiêu.

+ Nghị lực sống cũng là một phẩm chất, cho ta cái nhìn đúng đắn về những giá trị của sự nỗ lực, niềm tin và ý chí.

+ Nghị lực sống tạo ra sức mạnh vô hạn, giúp con người vươn lên trên giới hạn của bản thân mình.

- Vì sao cần rèn luyện nghị lực?

+ Vì nghị lực là một tố chất nhưng chỉ trở thành một phẩm chất qua quá trình trui rèn, tự luyện.

+ Vì người có nghị lực được xã hội ghi nhận, ngay khi họ chưa thành công.

+ Vì nghị lực là yếu tố tạo nên thành công, là tiêu chí phân biệt giữa người bản lĩnh và kẻ hèn nhát, thất bại.

Phản biện

- Có nhiều người đang sống thiếu nghị lực, ỷ lại

+ Cuộc sống đủ đầy, không cần lo toan về cuộc sống khiến một bộ phận giới trẻ sống dựa dẫm, thiếu ý chí, nghị lực.

+ Những người đó dễ thất bại và từ chối đương đầu với thử thách trong cuộc sống.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí, ắt làm nên”

là lời dạy giản dị mà tâm đắc của Bác Hồ, thôi thúc thế hệ trẻ rèn sức, luyện tài mỗi ngày.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Xuân Trường
08:59 - 11/06/2022

A