30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 - Đề 29
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Danh sách câu hỏi:
Câu 1:
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
TÂM SỰ CỦA THẦY
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).
Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?
Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!
(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)
Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
TÂM SỰ CỦA THẦY
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).
Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?
Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!
(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)
Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
2805 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%