30 đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 - Đề 26

  • 11525 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

Ở tuổi mới lớn, việc đặt trọng tâm vào học tập rất phổ biến, Lisa đã hối hận vì đặt trọng tâm vào học tập trong một thời gian dài:

“Tôi có nhiều tham vọng và muốn trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh. Từ khi còn học lớp 7 tôi đã siêng năng như một sinh viên đại học: thức dâỵ vào 6h và đi ngủ vào lúc 2h sang chỉ để học! Bố mẹ cũng cố làm tôi thư giãn, như tôi kỳ vọng vào chính bản thân mình. Giờ đây tôi nhận ra tôi có thể đạt được điều đó mà không cần phải cố gắng tới mức như vậy, và lẽ đó tôi đã có những phút giây vui vẻ hơn, và không bị đánh rơi cả tuổi trẻ của mình”

Việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải ưu tiên hàng đầu, Nhưng chúng ta nên cẩn thận, đừng để cho những danh hiệu này kia chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Những thiếu niên lấy trường học làm trung tâm thường bị ám ảnh bởi việc đạt thứ hạng cao đến nỗi họ quên rằng mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết. Như hàng ngàn người đã làm được, bạn có thể học rất xuất sắc nhưng vẫn duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống. Hãy nhớ rằng giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!

                      (Trích 7  thói quen của người thành đạt, dẫn theo http://gacsach.com)

 Thao tác lập luận chính của văn bản là gì?

Xem đáp án

Thao tác lập luận chính văn của văn bản là bình luận.


Câu 2:

Theo tác giả, mục đích thực sự của việc học là gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết.


Câu 3:

Theo anh/chị, làm sao để ta “duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống”?

Xem đáp án

Để duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống, con người cần:

+ Biết xác định tầm quan trọng của những nhiệm vụ và công việc trong cuộc sống sao cho thích hợp.

+ Sắp xếp thời gian và công sức cho mỗi công việc, duy trì một thời gian biểu hợp lí.

+ Tự cân bằng giữa công việc, bồi dưỡng tâm hồn và rèn luyện sức khỏe.

+ Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan.


Câu 4:

Nếu đặt thang điểm 10 cho vai trò của học tập đối với người trẻ , anh/chị sẽ chấm điểm mấy? Lí giải cho điểm số đó.

Xem đáp án

Thí sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân rút ra từ văn bản và làm rõ cho quan điểm đó.

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

Gợi ý:

Nếu đặt thang điểm 10 cho tầm quan trọng của việc học tập – theo nghĩa trau dồi kiến thức – đối với người trẻ, tôi sẽ tự tin chấm điểm 8. Nếu ai từng trải qua một thời tuổi trẻ cho rằng mình đã quá đề cao việc học hành thì họ sẽ dễ có cảm giác mình đã bỏ lỡ điều gì đó rất quan trọng, như những cuộc vui với bạn bè, thời gian cho giải trí, cho những kì nghỉ cùng gia đình,… Và đáng tiếc là điều đó phải trả giá bằng tuổi trẻ, bằng thời gian không bao giờ quay lại. Vậy hãy biết dành thời gian cho bản thân, cho những người thân yêu! Nhưng còn đnág sợ hơn khi bạn ở tình trạng ngược lại, bạn tiếc nuối vì đã không trau dồi kiến thức, không nỗ lực hơn nữa để đạt được một thành tựu, để khi tuổi thanh xuân qua đi, bạn quay đầu nhìn lại và thấy rằng mình chẳng có gì cả. Và như Yukichi từng nói: “Con người chỉ hơn nhau ở học vấn mà thôi!”. Hãy tự tin và khẳng định với thế giới giá trị của mình qua những gì mình trau dồi qua học tập và trải nghiệm trong đời sống.


Câu 5:

Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em về quan niệm được đưa ra trong đoạn trích: Giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!

Xem đáp án

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

Nêu từ khóa: giá trị bản thân, điểm số

Giải thích

- Giá trị bản thân là sự tự ý thức về những điều tốt đjep mình có được và vị thế của mình trong xã hội.

Phân tích

- Giá trị của chúng ta liên quan thế nào với điểm số trung bình?

+ Điểm số trung bình ẩn ý cho kết quả của học tập trong nhà trường. Nếu bạn có kết quả tốt, tức là bạn đã có một quá trình học tập hiệu quả và đạt được những thành tựu trong học tập.

+ Khi bạn có kết quả học tập tốt, tức là bạn có nền tảng kiến thức và kỹ năng tương đối để bước vào cuộc sống, vì vậy, bạn sẽ có nhiều thuận lợi.

- Vì sao giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình?

+ Vì giá trị của một người nằm ở nhiều yếu tố như phẩm chất, kỹ năng thực tế và tri thức của họ.

+ Vì có nhiều bảng điểm không phản ánh thực chất kiến thức và năng lực của một người.

+ Vì nếu chỉ có kiến thức lý thuyết trong nhà trường mà không có trải nghiệm thì khó lòng tạo nên giá trị đích thực.

Phản biện

Trong xã hội hiện đại, một tấm bằng tốt, một học bạ đẹp luôn được đánh giá cao.

Liên hệ

Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Điểm số không phải tất cả, không nói lên giá trị của bạn. Nhưng nếu bạn không học, không nỗ lực vì mục tiêu học tập đã đề ra, thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận