25 Bộ đề thi thử THPTQG môn Sinh hoc cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 2)

  • 19977 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Nguồn nitơ cây có khả năng hấp thụ trực tiếp là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 2:

Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

 Gen ban đầu:

Mạch gốc: 3’ …. TAXTTXGGGXXG … 5’

Alen đột biến 2.

Mạch gốc: 3’ …TAXATXGGGXXG … 5’

Alen đột biến 1:

Mạch gốc: 3’ …. TAXTTXGGGXXA … 5’

Alen đột biến 3:

Mạch gốc: 3’ …. TAXTTXGGGTXG … 5’

 

Biết rằng các côđôn mã hóa các axit amin tương ứng là: 5'AUG3': Met; 5'AAG3': Lys; 5'XXX3': Pro; 5'GGX3' và 5'GGU3': Gly; 5'AGX3': Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai?

(I) Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi hoặc thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.

(II) Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđôn bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

(III) Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã

(IV) Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Xem đáp án

Đáp án A

I - Sai. Vì cả 2 đột biến này đều là đột biến thay thế 1 cặp Nu, cho nên chỉ thay đổi 1 bộ ba ở vị trí đột biến.

III - Đúng. Vì codon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành codon kết thúc.

IV - Đúng. Vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp Nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A)


Câu 3:

Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong của động vật nhai lại diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Thức ăn sau khi được nuốt xuống dạ cỏ và lên men. Phần thức ăn chưa được nhai kỹ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng được ợ lên miệng với những miếng không lớn và được nhai kỹ lại ở miệng. Thức ăn sau khi đã được nhai kỹ và thấm nước bọt lại được nuốt xuống dạ cỏ


Câu 4:

Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:

Nòi I: ABCDEFGHI;

nòi 2: ABFEDCGHI;

nòi 3: HEFBAGCDI;

nòi 4: ABFEHGCDI;
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Nòi 1. ABCDEFGHI.

Nòi 2. HEFBAGCDI.

Nòi 3. ABFEDCGHI.

Nòi 4. ABFEHGCDI.

Nòi 1 là nòi gốc, trình tự sự phát sinh các nòi trên.

Nòi 1 → Nòi 3. Đột biến đảo đoạn CDEF → FEDC.

Nòi 3 → Nòi 4. Đột biến đảo đoạn DCGH → HGCD.

Nòi 3 → Nòi 2. Đột biến đảo đoạn ABFEH → HEFBA.

Trình tự là 1 → 3 → 4 → 2.


Câu 5:

Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

(2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống

(3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

(4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

+ Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

+ Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

+ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

- Phân loại: Gồm 17 nguyên tố: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg,Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

* Nguyên tố đại lượng (> 100mg/1kg chất khô của cây)gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.

* Nguyên tố vi lượng (≤ 100mg/1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá hoặc lá bị biến dạng

Ví dụ:

+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi

+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

→ Các phát biểu II, III, IV đúng


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận