Đề thi thử môn Ngữ văn THPT Quốc gia có lời giải (Đề 25)

  • 22185 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần  phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những nguyên tắc sống".  

Bản năng của con người vốn hướng tới sự hưởng thụ - yêu thích cảm xúc tốt và tránh né cảm xúc xấu.  Nhưng nếu muốn đạt tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững, thì ta cần phải thực tập buông bỏ những  cảm xúc tốt không cần thiết và chấp nhận những cảm xúc xẩu cần thiết. Những điều không cần thiết thường  được gọi là những điều không nên làm", và những điều cần thiết thường được gọi là những điều nên làm”.  Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được.  Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ mất  thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì  thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn  đi tới.  

Nguyên tắc còn có tác dụng tạo nên sự hòa điệu giữa nhiều cá thể. Vì mỗi người vốn sở hữu một nhận  thức và tập quán sống khác nhau. Nhất là tâm tinh con người cũng thường xuyên biến đổi, nên phải cần có  những nguyên tắc để quy định mức cân bằng cảm xúc". Thật ra, chỉ cần ta sinh hoạt hay sống chung với một  người nữa là phải có những nguyên tắc cần thiết, để bên này không vô tình vượt qua ranh giới đã quy định  của bên kia. Bên kia dù thân thích hay yêu thương ta tới mức nào thì rốt cuộc họ cũng chẳng phải là ta. Họ  có những nhu cầu nhất định mà ta bắt buộc phải tôn trọng. Như vậy, số người sinh hoạt chung với nhau  càng đông, sự khác biệt giữa nhận thức và tập quán sống càng lớn, thì số lượng các nguyên tắc càng phải  tăng lên và trở thành tiếng nói chuẩn mực của đoàn thể. 

Có những nguyên tắc được ghi chép và có ngày ban hành hẳn hoi, nhưng cũng có những nguyên tắc “bất  thành văn”. Vì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của các cá thể và mức độ ý thức tôn trọng lẫn  nhau. Cho nên nguyên tắc phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với trình độ nhận thức không ngừng tiến  bộ của con người. Có thể nói, nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người. Người sống nguyên tắc là  người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân thiện - mỹ...  

(Trích “Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.223 - 224).

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,  thuyết minh, nghị luận. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 


Câu 2:

Theo tác giả, vì sao cuộc sống cần có những nguyên tắc?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Theo tác giả chúng ta cần sống có nguyên tắc bởi lẽ: Đi theo những nguyên tắt ấy, tuy không được sống theo  sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có  thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn  được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới.  


Câu 3:

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Nguyên tắc là thước đo kỷ luật của con người ý nói đến tác dụng của việc sống và làm việc có nguyên tắc,  quy củ. Một người sống có nguyên tắc là một người sống có kỷ luật. Ngược lại, những người sống buông thả  không có quy tắc sẽ trở thành những người vô kỉ luật. 


Câu 4:

Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Người sống nguyên tắc là người có  bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ? Vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng, lý giải hợp lý. 

Gợi ý: 

- Đồng ý với ý kiến: “Người sống nguyên tắc là người có bản lĩnh, cần tự đặt mình vào những khuôn khổ  đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mĩ” 

- Giải thích: 

+ Khi đặt mình vào khuôn khổ đúng đắn con người sẽ trở nên ý thức hơn. 

+ Đặt mình vào khuôn khổ khiến con người tạo nên nếp sống tốt, thói quen tốt từ đó dần hoàn thiện bản  thân. 

+ Tuy nhiên không nên quá bó buộc bản thân, nên để bản thân tự do phát triển theo đúng điểm mạnh của  mình. 


Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của  anh/chị về những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Bàn luận về những điều “không nên làm” đối với mỗi người  trong cuộc sống. 

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

  1. Giới thiệu vấn đề 
  2. Giải thích 

- Những điều “không nên làm” là những điều không ai khác đang làm, những điều vi phạm vào nguyên tắc,  quy định đã được đặt ra trước đó. Những thứ mà bạn né tránh, sợ hãi. 

- Ý nghĩa: Những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống có thể hiểu theo hai hướng: Có  thể làm nên điều khác biệt, thành công nhưng cũng có thể khiến con người trở nên lập dị, thất bại. Tất cả  phụ thuộc vào mục đích, ý nghĩa công việc chúng ta làm. 

  1. Bàn luận 

- Những điều “không nên làm” nếu cố tình sẽ nhận lại những hậu quả không tốt. 

+ Con người cố tình làm những điều không nên làm trước hết sẽ gây nên hậu quả không tốt với chính bản  thân mình. (Cố tình không chấp hành Luật giao thông -> gây ra tai nạn giao thông -> ảnh hưởng tới bản  thân). 

+ Thường những điều được cho là “không nên làm” thường là những chuyện vi phạm vào quy định, nguyên  tắc đã được thống nhất, đề ra. Nếu con người cố tình vi phạm tức là đi ngược lại với những quy tắc xã hội.  Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ rơi vào tình trạng bị chối bỏ, bị đẩy ra rìa xã hội.

- Đôi khi những điều không nên làm lại tạo ra sự khác biệt dẫn đến thành công không ngờ tới.

+ Để có được thành công thì chúng ta phải dám thử thách bản thân, dám làm những điều “Không nên làm”: Chỉ khi bạn làm những việc “không nên làm” thì bạn mới có thể khẳng định giá trị của bản thân, khám phá  ra sức mạnh của mình. Khi bạn chấp nhận làm những điều không nên làm thì dù kết quả đạt được có như  bạn mong muốn hay không thì mọi nỗ lực của bạn cũng đều được ghi nhận. Niềm tin vào bản thân sẽ giúp  chúng ta vượt qua được những trở ngại. Mike Dita từng nói rằng: "Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho  đến khi bạn bỏ cuộc". 

+ Mỗi bước đi đều là một sự cố gắng. Nếu ai nói bạn “không nên làm” thì bạn hãy chứng minh cho họ rằng  điều bạn làm là vô cùng đúng đắn. Hãy kiên trì, tìm kiếm thời điểm thích hợp để tạo sự đột phá bất ngờ,  khiến mọi người phải đặt niềm tin vào bản lĩnh của bạn. 

  1. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. 

- Điều không nên làm có thể tạo nên thành công rực rỡ nhưng cũng có thể khiến con người trở nên lập dị,  lãnh hậu quả không tốt. Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh, khả năng, mục đích tích cực và cách thức con  người thực hiện những “điều không nên làm”. 

- Bản thân mỗi người cần tích cực học tập và rèn luyện ý chí tốt. 


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

2 năm trước

Hà Vũ

Bình luận


Bình luận