Đề thì thử môn Ngữ văn THPT Quốc gia có lời giải (Đề 28)

  • 22253 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 2:

Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" cùng có chung nét nghĩa gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải. 

Cách giải: 

Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" đều nằm trong câu trả lời của những sự vật mà tác giả  đặt câu hỏi. Các từ ngữ trên đều biểu hiện sự hỗ trợ, đoàn kết của những sự vật cùng loại với nhau để cùng  nhau tồn tại.  


Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ  

- Tác dụng: 

+Nhấn mạnh nhấn mạnh suy nghĩ và cảm xúc của tác giả khi nhắc đến cách sống của con người với con người. 

+ Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. 


Câu 4:

Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không  nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?", anh/chị sẽ trả lời như thế nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ  

- Tác dụng: 

+Nhấn mạnh nhấn mạnh suy nghĩ và cảm xúc của tác giả khi nhắc đến cách sống của con người với con người. 

+ Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. 


Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống con người được gửi gắm qua  bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ  Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh. 

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 

1. Giới thiệu vấn đề 

2. Giải thích: 

- Nêu khái quát nội dung của bài thơ Hỏi 

- Giải thích những từ ngữ mang ý nghĩa thông điệp. 

+ "tôn cao", "làm đầy": Sự hỗ trợ nhau trong cuộc sống. 

+ “đan vào”: Sự đoàn kết trong cuộc sống. 

-> Lối sống con người được gửi gắm thông qua bài thơ: Trong cuộc sống muốn tồn tại được con người cần  phải sống có cộng đồng, cùng nhau đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau tiến xa hơn. 

3. Bàn luận 

- Sống có cộng đồng, đoàn kết tạo nên sức mạnh lớn khó có thể hủy hoại nổi. 

- Sống luôn có sự tương trợ lẫn nhau tạo nên một mối quan hệ bền vững gắn bó, kéo con người lại gần với  nhau hơn. 

- Sống trong một tập thể, một xã hội có sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự phát  triển những thế mạnh của mình thông qua quá trình học hỏi, trau dồi kiến thức lẫn nhau.

- Tập thể, xã hội có sự đoàn kết, tương trợ tích cực sẽ tiến xa hơn, tạo nên những giá trị bền vững hơn.

- Mở rộng vấn đề:  

+ Trong đời sống chúng ta vẫn có không ít những cá nhân, tập thể có lối sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân  mình. Tệ hại hơn còn tồn tại những người luôn mang trong mình những sự đó kị hơn thua dẫn đến những hành  động trái với lương tâm đạo đức, gây hại cho không chỉ chính bản thân họ mà còn cho xã hội. + Trái với đoàn kết, nhiều người lại sống dựa vào cái mác đoàn kết mà dựa dẫm vào người khác không tự  mình làm tốt công việc của mình.  

- Bài học: 

+ Rèn luyện tinh thần đoàn kết bằng cách hòa nhập với tập thể cộng đồng.  

+ Đề cao tình thần tương trợ lẫn nhau trong công việc. 

+ Cần phân biệt tường tận rõ ràng giữa đoàn kết và ỷ nại.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

2 năm trước

Hà Vũ

Bình luận


Bình luận