Đề thi thử môn Ngữ văn THPT Quốc gia có lời giải (Đề 30)

  • 22289 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Ở tuổi trẻ, không ai mà không trăn trở, không có hoài bão, ước mơ. Ai cũng mong tục xoay xở tách mình  ra khỏi vỏ kén chật chội để tung cánh bay xa. Và bao nhiều người vượt qua được những nỗi đau đớn, thử  thách đó?  

Khát vọng càng lớn - nỗi đau và thử thách càng nhiều - và mấy ai kiên định trên cuộc hành trình đó. Hãy  dám sống cuộc sống mà bạn hằng ao ước - vì bạn chỉ có duy nhất một cuộc sống mà thôi. Đó là sự lựa chọn  của bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa  chọn một điều gì đó, mà là kinh nghiệm mang lại cho bạn sự khôn ngoan: hãy học hỏi về con người, xã hội  và cách sống. Hãy vươn cao hơn bằng một đam mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại  học, của một thanh niên có giáo dục, có lẽ sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để  vươn lên, Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa. Nhưng tất cả chỉ là những bức tường câm  lặng, ngoan cố, trừ phi bạn quyết mở chúng ta. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và  xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, để không sống một cuộc sống phi hoài,  để sau này không ân hận nuối tiếc.  

(Rando Kim – Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, Vương Bảo Long biên dịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,  2017)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,  thuyết minh, nghị luận. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 


Câu 2:

Tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Theo bài đọc tác giả đưa ra lời khuyên về việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống như sau: Hãy bắt  đầu bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa chọn một điều gì đó,  mà là kinh nghiệm mang lại cho bạn sự khôn ngoan: Hãy học hỏi về con người, xã hội và cách sống. Hãy  vươn cao hơn bằng một đam mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại học, của một thanh  niên có giáo dục, có lẽ sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để vươn lên, Hãy dũng  cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và  xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. 


Câu 3:

“Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa.” Anh/Chị hiểu như thế nào về hai  câu trên? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Câu nói có thể được hiểu như sau: Tuổi trẻ ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nếu  chúng ta dám đối mặt, dũng cảm mà bước tới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều bài học quý giá, kinh nghiệm  sống còn hữu ích trong cuộc sống. Thêm vào đó, đôi khi chúng ta còn tìm thấy những con đường mới, hướng  đi mới trong cuộc đời mình. Tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mình thích cũng như vượt  qua những nỗi sợ của bản thân. 


Câu 4:

Theo anh/chị, có nên sống cuộc sống hằng ao ước hay không? Vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết  phục. Sau đây là gợi ý: 

- Đồng tình vì:  

+ Ai cũng có thể thay đổi được cuộc sống. Ai cũng có thể thành công, có thể sống cuộc sống mà họ hằng ao  ước. 

+ Cuộc sống ai cũng cần có cho mình những cảm hứng, nuôi dưỡng hi vọng, ước mơ để làm sức mạnh vượt  qua chính bản thân mình để vươn đến những tầm cao, những ước mơ, khát vọng. 

- Không đồng tình (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức) : 

+ Chìm đắm trong mộng tưởng, mù quáng mà không cố gắng phấn đấu, vượt lên ở hiện tại.

- Đồng tình một phần (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức) 


Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Bạn sẽ ứng xử như thế nào nếu gặp "cơn đau tuổi trưởng thành”? Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả  lời câu hỏi trên. 

Xem đáp án

Phương pháp:

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Bạn sẽ ứng xử như thế nào nếu gặp "cơn đau tuổi trưởng  thành” 

- Phân tích, lí giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

1. Giải thích: 

- Cơn đau tuổi trưởng thành: Là những khó khăn, thử thách mà con người gặp phải và bắt buộc phải đối mặt  trong quá trình trưởng thành. 

- Ứng xử: Là cách cư xử, thái độ giải quyết. 

=> Trong cuộc sống, bất kì ai muốn trưởng thành đều phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Cách tốt  nhất để vượt qua khó khăn thử thách ấy là đối mặt và giải quyết chúng. 

2. Phân tích

- Chỉ khi đối mặt với khó khăn thử thách chúng ta mới có thể giải quyết được nó.  

- Thêm vào đó, con người chúng ta sẽ học hỏi được nhiều bài học, tích lũy kinh nghiệm sống.

- Đối mặt với khó khăn thử thách sẽ khiến con người trở nên kiên cường, tôi luyện ý chí tinh thần vượt qua  thử thách. 

- Đối mặt với khó khăn thử thách đôi khi khiến con người phát hiện những thế mạnh của bản thân, có cơ hội  để phát huy nó từ đó có thể tìm được hướng đi mới cho cuộc đời. 

- Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay có không ít người chọn cách trốn tránh khi gặp phải những khó khăn thử  thách đầu đời. Đó là những người có lối sống ỉ nại, phụ thuộc, ngại thay đổi, quen dựa dẫm vào người khác.  Cách lựa chọn ấy sẽ khiến con người ngày càng lấn sâu hơn vào vòng luẩn quẩn, bị bỏ lại phía sau, sống một  cuộc đời vô nghĩa. 

3.Bài học: 

- Để trưởng thành chúng ta cần tích cực, chủ động học hỏi, sẵn sàng chấp nhận khó khăn để vượt qua vươn  tới thành công. 

- Cá nhân tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống… 


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

2 năm trước

Hà Vũ

Bình luận


Bình luận

Nam Joyce
12:10 - 26/06/2023

Nghi luân