Đề 2

  • 7985 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

(1) Thỉnh thoảng, khi ngồi ngắm mấy hòn đá nhỏ đặt bên cạnh hồ cá trước sân nhà, mẹ tôi lại tủm tỉm nhắc lại một kỷ niệm vui ngày mới về làm dâu. Vốn tính gọn gàng, và ưa chăm sóc vườn cảnh, mới về mấy ngày mẹ đã ra tay sắp xếp lại cái hồ cá bằng xi măng be bé vốn để không từ lâu lắm, xin mấy con cá vàng, cá bảy màu về thả, gom mấy chậu hoa vứt lỏng chỏng khắp nơi, bày thêm mấy hòn đá nhỏ đủ màu để bài trí thành một  góc vườn rất đẹp. 

(2) ...... Mẹ nói, nhìn vào đó có thể thấy quá khứ, vị lai của con người, và rồi thấy lòng nhẹ như tơ. Có lúc, tôi đùa rằng: "Người Nhật vẫn luyện tâm thiền bằng cách ngắm "đá mọc". Còn mẹ, ngắm đá mấy chục năm rồi, mẹ đã bao giờ thấy đá nở hoa chưa?" Mẹ nghiêm mặt. "Thiên nhiên có đời sống riêng của nó. Đơn giản và lặng lẽ thôi nhưng có thể dạy cho con người nhiều lắm đấy! Mẹ không biết đá có nở hoa không, nhưng mẹ biết là khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích thị chỉ là một viên đá mà thôi!" 

(3) Càng ngày con người càng thấy thiếu thiên nhiên. Và người ta cố đưa một chút thiên nhiên vào nhà để cân bằng lại cuộc sống công nghiệp bề bộn máy móc và kỹ thuật. (... .....) Mẹ tôi chỉ tự hỏi, người ta chơi đá như một cách đến gần với thiên nhiên hay một cách chiếm hữu nó? Bà cho rằng, sẽ vô duyên làm sao, nếu như những viên đá đặt trong vườn kia chi để trang điểm phô trương, chứ không phải để gợi nhớ đến con sông ngọn suối, không tưởng nhớ đến núi cao rừng sâu... Lãng phí làm sao, nếu ta không bao giờ chịu bỏ chút thời gian quý giá để ngồi ngắm đá "mọc" trong vườn, và để nhận ra rằng lòng mình vẫn nở hoa,... 

(Trích: “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” – Đặng Nguyễn Đông Vy, NXB Hội nhà văn)

(NB) Đoạn trích trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt: Nghị luận, tự sự.


Câu 2:

(TH) Xác định biện pháp tu từ ở đoạn (1)

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã học. 

Cách giải: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng: Biện pháp liệt kê. (mới về mấy ngày mẹ đã ra tay sắp xếp lại cái hồ cá bằng xi măng be bé vốn để không từ lâu lắm, xin mấy con cá vàng, cá bảy màu về thả, gom mấy chậu hoa vứt lỏng chỏng khắp nơi, bày thêm mấy hòn đá nhỏ đủ màu để bài trí thành một góc vườn rất đẹp).

- Tác dụng: Tăng giá trị biểu đạt, diễn tả đầy đủ các công việc mẹ làm để trang trí lại khu vườn.


Câu 3:

(TH) Em hiểu thế nào về câu văn sau: “...khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích thị chỉ là một viên đá mà thôi!"?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh đưa ra cách hiểu và lý giải. 

Gợi ý:

Ý nghĩa câu:“...khi con thấy trái tim và trí tưởng tượng của mình không nở hoa được nữa thì khi ấy con đích  thị chỉ là một viên đá mà thôi!”.  

- Trái tim và trí tưởng tượng là mặt tâm hồn của con người. 

- Nở hoa: Nói đến vẻ đẹp, sự thay đổi tích cực. 

- Hòn đá: Sự vật vô chi vô giác, vô nghĩa. 

-> Khi tâm hồn con người không có cảm xúc, không có giao cảm với thế giới bên ngoài, không có những thay đổi tích cực thì cuộc sống chỉ còn là một cuộc đời vô nghĩa.


Câu 4:

(VD) Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

- Học sinh đưa ra thông điệp có ý nghĩa với mình và lý giải. 

- Gợi ý: 

+ Luôn yêu thiên nhiên bằng cách cảm nhận vẻ đẹp của nó với sự giao cảm tự nhiên nhất chứ đừng yêu thiên nhiên theo cách chiếm hữu. 

+ Trân trọng những vẻ đẹp thiên nhiên bình dị nhất vì nó giúp con người có thể tái sinh tâm hồn, cân bằng cảm xúc, phát triển trí tưởng tượng,...


Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý tưởng:"Thiên nhiên có đời sống riêng của nó. Đơn giản và lặng lẽ thôi nhưng có thể dạy cho con người nhiều lắm đấy!" 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Thiên nhiên có đời sống riêng của nó. Đơn giản và lặng lẽ thôi nhưng có thể dạy cho con người nhiều lắm đấy. 

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

1. Giới thiệu vấn đề 

2. Giải thích 

- Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.

- Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu 

=> Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể thành công. 

3. Bàn luận 

- Thái độ trước thất bại: 

+ Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại.

+ Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan.

- Đứng lên từ thất bại 

+ Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại. 

+ Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. 

- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh. 

- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”.

- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống.


Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 5

6 câu hỏi 30 phút

Đề 6

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 14

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 20

6 câu hỏi 30 phút

Đề 21

6 câu hỏi 30 phút

Đề 22

6 câu hỏi 30 phút

Đề 23

6 câu hỏi 30 phút

Đề 24

6 câu hỏi 30 phút

Đề 25

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận