Đề 20

  • 8032 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang

Rồi thao thức không sao ngủ được

Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gầm thét

Là tiếng đọng khủng khiếp nhất đối với con người

Đó là thời gian

Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối

Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu

Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau

Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết

Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Seecxpia:

Tồn tại hay không tồn tại

Không có nghĩa là sống hay không sống

Mà là hành động hay không hành động

Nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?

Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại

Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường

Những ngày tháng bình thường

Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé

Những ban mai lên đường.

(Trích Cho Quỳnh những ngày xa, Lưu Quang Vũ, http://www.thivien.net/)

Thực hiện các yêu cầu:

(NB) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các thế thơ đã học.

Cách giải:

Thể thơ: Tự do.


Câu 2:

(TH) Theo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc tìm ý

Cách giải:

Tác giả cho rằng tiếng kim đồng hồ là tiếng động khủng khiếp nhất là bởi vì tiếng động đó thể hiện cho thời gian – thứ mà một khi đã trôi đi thì sẽ không quay trở lại, nhắc nhở những thứ đang chờ đợi ta ở phía trước.


Câu 3:

(TH) Hình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé tượng trưng cho điều gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Tấm vé và con tàu trong câu thơ: “Ta biến thành con tàu, thành tấm vé”


Câu 4:

(VD) Nhận xét về quan niệm của tác giả về giá trị của thời gian được thể hiện qua đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý:

-Đồng tình vì: Quy luật của thế giới là luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì thế, sứ mệnh của mỗi người là phải mở rộng tầm nhìn về thế giới để tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu tri thức nhân loại, rèn luyện kĩ năng sống và làm giàu đời sống tâm hồn.

- Không đồng tình (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức)

- Đồng tình một phần (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức)


Câu 5:

II. LÀM VĂN (VDC)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của việc con người cần bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, khám phá cuộc sống.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc con người cần bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, khám phá cuộc sống.

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

1. Giải thích: Vùng an toàn: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

2. Bàn luận vấn đề:

- Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau.

+ Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công.

- Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bởi vậy dũng cảm trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

+ Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách.

- Bạn sẽ được gì khi bước khỏi vùng an toàn:

+ Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo.

+ Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp.

+ Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân.

+ Cơ hội để bạn đạt đến thành công.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.

- Phê phán một bộ phận người luôn sống thiếu bản lĩnh và nghị lực: sợ khó, sợ khổ, trở thành người nhụt chí, dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống.

3. Bài học:

- Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua, thay đổi môi trường sống, bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.

- Cá nhân tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống…


Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 2

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 5

6 câu hỏi 30 phút

Đề 6

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 14

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 21

6 câu hỏi 30 phút

Đề 22

6 câu hỏi 30 phút

Đề 23

6 câu hỏi 30 phút

Đề 24

6 câu hỏi 30 phút

Đề 25

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận