Đề 6

  • 11334 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 2:

(TH). Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Xem đáp án

-  Qua biện pháp tu từ so sánh: “ta yêu như máu thịt, “như mẹ cha ta, như vợ như chồng tác giả khẳng định tình yêu mãnh liệt của mình đối với Tổ quốc.

- Hai dòng thơ cũng là lời nhắn nhủ tới mọi người: hãy yêu đất nước và sống có trách nhiệm với đất nước.


Câu 3:

(TH)). Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả

Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông

Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả

Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng

Xem đáp án

-      Phép điệp ngữ: “hãy yêu”, điệp từ “một”.

-   Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc, góp phần thể hiện cảm xúc vui tươi, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất nước. Qua phép điệp ngữ, điệp từ cùng các hình ảnh liệt kê: “chiếc cầu vừa mới bắc qua sông”, “hợp tác lúa chiêm vàng óng ả”, “nhà ăn cửa sổ sơn hồng” tác giả đã làm hiện lên một đất nước tươi đẹp, bình dị. Đất nước ấy đang trỗi dậy, đang hồi sinh mạnh mẽ, đất nước gian lao mà anh dũng, vất vả mà đầy lạc quan.


Câu 4:

(VD). Từ niềm tự hào của tác giả về non sông đất nước, anh/ chị thấy cần phải có trách nhiệm nào với đất nước.

Xem đáp án

Gợi ý một số trách nhiệm với đất nước:

-       Yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu đồng bào và yêu nếp sống văn hóa thủy chung.

-       Hiến dâng nhiệt huyết, trí tuệ để xây dựng đất nước.

-       Đấu tranh với các thế lực thù địch và luận điệu sai trái.

-       Sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Hs có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Có thể triển khai theo hướng sau:

*Nêu vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chính là truyền thống quý báu từ bao đời nay. Đặc biệt hơn, lòng yêu nước của thế hệ trẻ ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước.

*Bàn luận:

- Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, toàn thể người dân Việt Nam ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Bằng những việc làm thiết thực cũng như một lòng hướng về Tổ quốc được thể hiện qua những hoạt động mang tầm vóc quốc gia, người Việt Nam đều nhất quán đi theo đường lối của Đảng và nhà nước đề ra cũng như phụng sự cho tổ quốc, thể hiện được tình yêu nước của mình.

- Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến biểu hiện yêu nước tích cực của thế hệ trẻ ngày nay. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho Tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của chúng ta khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ Việt Nam đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,...

*Bài học: Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 2

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 5

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 14

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 20

6 câu hỏi 30 phút

Đề 21

6 câu hỏi 30 phút

Đề 22

6 câu hỏi 30 phút

Đề 23

6 câu hỏi 30 phút

Đề 24

6 câu hỏi 30 phút

Đề 25

6 câu hỏi 30 phút

Đề 26

6 câu hỏi 30 phút

Đề 27

6 câu hỏi 30 phút

Đề 28

6 câu hỏi 30 phút

Đề 29

6 câu hỏi 30 phút

Đề 30

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Đoàn Diệu Linh
17:27 - 28/12/2022

CÂU6Nguyễn Tuân là một nhà văn theo trường phái duy mỹ muôn đời đi tìm cái đẹp. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tạo sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và ngôn ngữ giàu có điêu luyện đặc biệt là tác phẩm ‘Người lái đò sông Đà’ được ông viết trong chuyến đi thực tế đầy gian khổ, hào hùng của ông về vùng Tây Bắc. Bài tùy bút thể hiện hình ảnh của sông Đà biến ảo, hấp dẫn cùng với màu sắc cổ điển, lãng mạn, được Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích: ‘Tôi có bay tạt ngang sông ở đà… gắt gỏng thác lũ ngay đấy.’
Tùy bút sông Đà nói chung và tùy bút Người Lái Đò Sông Đà nói riêng đã cho ta thấy được một diện mạo hoàn toàn mới của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám. Ở đoạn trích ngày hình ảnh con sông đã và đang thể hiện được khuynh hướng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. Bằng ngòi bút tài hoa của mình Nguyễn Tuân đã tái hiện lại hiện tượng sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình. Để phát hiện được vẻ đẹp thứ hai của con sông tác giả đã chọn cho mình thêm một góc nhìn khác đó là góc nhìn từ trên cao nhìn xuống khi tác giả đang ngồi trong tàu bay, bay tạt ngang qua sông Đà. chính điểm nhìn này đã giúp nhà văn có cái nhìn bao quát, toàn diện để thấy được vẻ đẹp thơ mộng của con sông Đà qua hình dáng. Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp tu từ so sánh để thấy hình dáng sông đà như một áng tóc trữ tình mái tóc của người con gái đẹp đẽ uốn lượn, mượt mà, dịu dàng và đầy nữ tính. Ngoài ra còn thể hiện được vẻ đẹp Bí Ẩn, huyền ảo, lung linh, lãng mạn đầy cuốn hút của dòng sông. Màu nước trên con sông được thay đổi sau mùa mùa, xuân Sông Đà có màu xanh bích ngọc mùa thu Sông Đà lừ lừ chín đỏ cho thấy sự biến ảo, hấp dẫn. Màu nắng sông đà toát lên một vẻ đẹp đường th,i cổ điển và lãng mạn. Dòng sông mang vẻ đẹp tươi vui, tươi mới thông qua hình ảnh bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm Trên Sông Đà được thể hiện qua biện pháp ẩn dụ hoán đổi cảm giác ‘Nắng giòn tan…’ và biện pháp so sánh vô hình, so sánh hữu hình, tâm trạng So sánh hình ảnh tưởng tượng. Cảnh vật trên sông đà là vẻ đẹp lặng bờ vừa cổ tích, hoang sơ vừa tĩnh lặng. Tác giả miêu tả và cảm nhận sông đà như một sinh thể vừa có diện mạo, tính cách và nội tâm. Vì thế nên với những người đi xa lâu ngày gặp lại sông Đà luôn như một cố nhân. Qua Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà trong đoạn trích trên ta thấy được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân uyên bác, tài hoa không quản nhọc nhằn để tái tạo những kỳ công của tạo hóa và những kỳ tích lao động của con. Ông luôn Cảm nhận thiên nhiên dưới góc độ Thẩm mỹ và luôn Tìm ra những con chữ Xác đáng nhất có khả năng làm lay động lòng người.
Bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đoạn trích đã miêu tả thành công hình tượng sông Đà thơ mộng, trữ tình. Đồng thời qua đó giúp người đọc thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn thể hiện qua từng câu chữ