Đề 5

  • 11346 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.

 (Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)

Thực hiện các yêu cầu sau:

(NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

(TH). Cho biết ý nghĩa của từ “lửa” được in đậm trong hai câu văn sau: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có coi người mới biết nuôi lửa và truyền lửa”.

Xem đáp án

Từ lửa được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt huyết, đam mê, khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh liệt… ngọn lửa ấy được con người nuôi dưỡng trong tâm hồn và có thể lan truyền từ người này sang người khác.


Câu 3:

(TH). Tại sao tác giả lại nói: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người, nhân cách - Việt?

Xem đáp án

“Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt” “Biết ủ lửa” tức là biết nhen nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống hết mình, dám theo đuổi ước mơ hoài bão. Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. Có ngọn lửa của tình yêu thương sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá trị nhân cách con người.


Câu 4:

(VD). Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì?

Xem đáp án

HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và trình bày suy nghĩ thấm thía của mình về thông điệp đó.

Ví dụ: Không có lửa cuộc sống con người chi còn là sự tồn tại.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về  ý kiến: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân”?

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Hs có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Có thể triển khai theo hướng sau:

– Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.

– Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người…

– Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống NGƯỜI hơn, nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …

– Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân”.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 2

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 6

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 14

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 20

6 câu hỏi 30 phút

Đề 21

6 câu hỏi 30 phút

Đề 22

6 câu hỏi 30 phút

Đề 23

6 câu hỏi 30 phút

Đề 24

6 câu hỏi 30 phút

Đề 25

6 câu hỏi 30 phút

Đề 26

6 câu hỏi 30 phút

Đề 27

6 câu hỏi 30 phút

Đề 28

6 câu hỏi 30 phút

Đề 29

6 câu hỏi 30 phút

Đề 30

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận