Đề 2

  • 11332 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả. […]

Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)

Thực hiện các yêu cầu sau:

(NB). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

(NB). Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?

Xem đáp án

Theo tác giả, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự vì:

- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.

- Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả.

- Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

Câu 3:

(TH). Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần?

Xem đáp án
Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần có thể được hiểu như sau: sau mỗi thành công đạt được, con người luôn phải có những phút chiêm nghiệm, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Sau mỗi “bước tiến xa” để đi về phía trước, luôn tồn tại và cần thiết phải có những bước lùi lại, nhìn nhận những gì mình đã làm để rút ra bài học, trên cơ sở đó mới mong đạt được những bước tiến xa hơn nữa, thành công hơn nữa.

Câu 4:

(VD). Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?

Xem đáp án

- Đồng ý với quan điểm trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

- Vì:

+ Con người là tổng thể của các mối quan hệ xã hội, phải biết chấp nhận mình cùng người khác thì mới cùng chung sống được.

+ Chấp nhận mình và người khác như bản thân vốn có để có những đánh giá đúng về bản thân mình và những người xung quanh.

+ Biết được khả năng của bản thân mình và người khác sẽ có phương hướng phát huy những ưu điểm của mình, hạn chế những khuyết điểm mà mình mắc phải. Đồng thời, biết học tập những điểm mạnh của người khác cũng như không trở nên quá hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

+ Chấp nhận mình và chấp nhận người khác như bản thân vốn có không phải là thỏa mãn với những gì mình có mà là một cách để trân trọng hiện tại, hướng tới ngày mai tốt đẹp hơn.

Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự trải nghiệm trong cuộc sống.

1. Giải thích

- Sự trải nghiệm: quá trình tham gia, tìm hiểu, dấn thân thực hành các công việc khác nhau trong những vấn đề thuộc bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống.

- Ý nghĩa của sự trải nghiệm là mang đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm cần thiết cho những hoạt động, việc làm, những bước tiến tiếp theo.

2. Bàn luận, chứng minh

a. Vì sao cần phải có sự trải nghiệm

- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm, không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, chính trải nghiệm giúp ta tự nhận ra ưu và khuyết điểm của mình.

- Trên đời, không có gì là hoàn hảo, hoàn mĩ nên sau mỗi lần trải nghiệm, chúng ta sẽ tự hoàn thiện bản thân để vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

- Ai cũng cần những trải nghiệm thì mới nên người, khi nhận thức được điều đó, việc đánh giá mình và người khác cũng trở nên bớt hà khắc, tránh gây những tổn thương không đáng có cho mọi người xung quanh.

b. Ý nghĩa của trải nghiệm

- Mang đến cho chúng ta những bài học mới, nhận ra những nhược điểm, ưu điểm của bản thân cũng như những người bên cạnh, từ đó có hướng khắc phục đúng đắn để sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới. Sự trải nghiệm giúp con người trưởng thành theo thời gian.

Dẫn chứng:

+ Những kì giao lưu, cọ sát, thi thử giúp học sinh củng cố tinh thần, biết bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt

+ Qua bao nhiêu trải nghiệm, thất bại rồi thành công, đội tuyển U23 Việt Nam mới vững vàng như ngày hôm nay để ghi tên mình trên bản đồ bóng đá châu lục.

- Trải nghiệm giúp chúng ta có cái nhìn khoan dung hơn với bản thân mình và những người xung quanh, từ đó không khiến cho chính mình và mọi người áp lực. Khi học tập và làm việc với tinh thần thoải mái, tỉ lệ thành công càng cao hơn.

Dẫn chứng:

+ Những danh nhân nổi tiếng, những doanh nhân, những người truyền cảm hứng không ít lần thất bại và sau trải nghiệm đó họ lại có thêm động lực để nghiên cứu, tìm tòi và dẫn tới thành công: Bill Gates, Steve Jobs, ….

c. Phản đề

- Sự trải nghiệm luôn luôn là điều cần thiết để con người tự tích lũy, tự học tập nhưng có những thứ không cần trải nghiệm, ví dụ như sử dụng những chất cấm, làm những điều trái pháp luật…

- Phải cần có trải nghiệm mới nên người, do đó nên có cái nhìn bao dung với những lỗi lầm nhưng cũng cần ghi nhớ, có những lỗi lầm không thể tha thứ được, có những may mắn chẳng bao giờ đến lần thứ hai, nên cũng phải biết nắm bắt cơ hội để bứt phá.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bài thi liên quan:

Đề 1

6 câu hỏi 30 phút

Đề 3

6 câu hỏi 30 phút

Đề 4

6 câu hỏi 30 phút

Đề 5

6 câu hỏi 30 phút

Đề 6

6 câu hỏi 30 phút

Đề 7

6 câu hỏi 30 phút

Đề 8

6 câu hỏi 30 phút

Đề 9

6 câu hỏi 30 phút

Đề 10

6 câu hỏi 30 phút

Đề 11

6 câu hỏi 30 phút

Đề 12

6 câu hỏi 30 phút

Đề 13

6 câu hỏi 30 phút

Đề 14

6 câu hỏi 30 phút

Đề 15

6 câu hỏi 30 phút

Đề 16

6 câu hỏi 30 phút

Đề 17

6 câu hỏi 30 phút

Đề 18

6 câu hỏi 30 phút

Đề 19

6 câu hỏi 30 phút

Đề 20

6 câu hỏi 30 phút

Đề 21

6 câu hỏi 30 phút

Đề 22

6 câu hỏi 30 phút

Đề 23

6 câu hỏi 30 phút

Đề 24

6 câu hỏi 30 phút

Đề 25

6 câu hỏi 30 phút

Đề 26

6 câu hỏi 30 phút

Đề 27

6 câu hỏi 30 phút

Đề 28

6 câu hỏi 30 phút

Đề 29

6 câu hỏi 30 phút

Đề 30

6 câu hỏi 30 phút

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận