Giải VTH Toán 9 KNTT Bài tập cuối chương 10 có đáp án
43 người thi tuần này 4.6 177 lượt thi 15 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Chọn phương án đúng.
Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB ta được một hình trụ có bán kính bằng độ dài đoạn thẳng:
A. AB.
B. CD.
C. AD.
D. AC.
Chọn phương án đúng.
Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB ta được một hình trụ có bán kính bằng độ dài đoạn thẳng:
A. AB.
B. CD.
C. AD.
D. AC.
Lời giải
Đáp án đúng là: C

Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh cạnh AB ta được một hình trụ có bán kính bằng độ dài đoạn thẳng BC hoặc đoạn thẳng AD.
Câu 2
Chọn phương án đúng.
Cho ∆ABC vuông tại A có AB = 4 cm, BC = 5 cm. Khi quay ∆ABC quanh cạnh AC ta được một hình nón có chiều cao bằng:
A. 4 cm.
B. 3 cm.
C. 5 cm.
D. 9 cm.
Chọn phương án đúng.
Cho ∆ABC vuông tại A có AB = 4 cm, BC = 5 cm. Khi quay ∆ABC quanh cạnh AC ta được một hình nón có chiều cao bằng:
A. 4 cm.
B. 3 cm.
C. 5 cm.
D. 9 cm.
Lời giải
Đáp án đúng là: B

Áp dụng định lí Pythagore cho ∆ABC vuông tại A, ta có:
\(AC = \sqrt {B{C^2} - A{B^2}} = \sqrt {{5^2} - {4^2}} = \sqrt 9 = 3.\)
Suy ra khi quay ∆ABC quanh cạnh AC ta được một hình nón có chiều cao bằng độ dài cạnh AC và bằng 3 cm.
Câu 3
Chọn phương án đúng.
Diện tích mặt cầu tâm O, đường kính 10 cm là:
A. 10π cm2.
B. 400π cm2.
C. 50π cm2.
D. 100π cm2.
Chọn phương án đúng.
Diện tích mặt cầu tâm O, đường kính 10 cm là:
A. 10π cm2.
B. 400π cm2.
C. 50π cm2.
D. 100π cm2.
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Bán kính mặt cầu tâm O là: 10 : 2 = 5 (cm).
Suy ra diện tích mặt cầu đó là 4πR2 = 4π.52 = 100π (cm2).
Câu 4
Chọn phương án đúng.
Cho hình nón có bán kính đáy r = 2 cm, độ dài đường sinh l = 5 cm. Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng:
A. \(\frac{{10\pi }}{3}\) cm2.
B. \(\frac{{50\pi }}{3}\) cm2.
C. 20π cm2.
D. 10π cm2.
Chọn phương án đúng.
Cho hình nón có bán kính đáy r = 2 cm, độ dài đường sinh l = 5 cm. Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng:
A. \(\frac{{10\pi }}{3}\) cm2.
B. \(\frac{{50\pi }}{3}\) cm2.
C. 20π cm2.
D. 10π cm2.
Lời giải
Đáp án đúng là: D

Diện tích xung quanh của hình nón bằng \({S_{xq}} = \pi rl = \pi .2.5 = 10\pi \) (cm2).
Câu 5
Chọn phương án đúng.
Một mặt phẳng đi qua tâm mặt cầu cắt mặt cầu theo một đường tròn có diện tích 9π cm2. Thể tích của mặt cầu bằng:
A. 972π cm3.
B. 36π cm3.
C. 6π cm3.
D. 81π cm3.
Chọn phương án đúng.
Một mặt phẳng đi qua tâm mặt cầu cắt mặt cầu theo một đường tròn có diện tích 9π cm2. Thể tích của mặt cầu bằng:
A. 972π cm3.
B. 36π cm3.
C. 6π cm3.
D. 81π cm3.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Một mặt phẳng đi qua tâm mặt cầu cắt mặt cầu theo một đường tròn có diện tích 9π cm2 Suy ra bán kính của mặt cầu bằng \(R = \sqrt {\frac{{9\pi }}{\pi }} = 3\) (cm).
Thể tích của mặt cầu đó bằng \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.3^3} = 36\pi \) (cm3).
Câu 6
Cho hình trụ có bán kính đáy bằng 20 cm, chiều cao bằng 30 cm.
a) Tính diện tích xung quanh của hình trụ.
b) Tính thể tích hình trụ.
Cho hình trụ có bán kính đáy bằng 20 cm, chiều cao bằng 30 cm.
a) Tính diện tích xung quanh của hình trụ.
b) Tính thể tích hình trụ.
Lời giải

a) Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Sxq = 2πRh = 2π.20.30 = 1200π (cm2).
b) Thể tích hình trụ là:
V = πR2h = π.202.30 = 12000π (cm3).
Câu 7
Cho hình nón có bán kính đáy bằng 9 cm, độ dài đường sinh bằng 15 cm.
a) Tính diện tích xung quanh của hình nón.
b) Tính thể tích của hình nón.
c) Diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy. Tính diện tích toàn phần của hình nón đã cho.
Cho hình nón có bán kính đáy bằng 9 cm, độ dài đường sinh bằng 15 cm.
a) Tính diện tích xung quanh của hình nón.
b) Tính thể tích của hình nón.
c) Diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy. Tính diện tích toàn phần của hình nón đã cho.
Lời giải

a) Diện tích xung quanh của hình nón là:
Sxq = πRl = π.9.15 = 135π (cm2).
b) Chiều cao của hình nón là:
\(h = \sqrt {{l^2} - {R^2}} = \sqrt {{{15}^2} - {9^2}} = 12\) (cm).
Thể tích của hình nón là:
\(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {.9^2}.12 = 324\pi \) (cm3).
c) Diện tích toàn phần của hình nón là:
Stp = Sxq + Sđáy = πRl + πR2 = π.9.(15 + 9) = 216π (cm2).
Câu 8
Quả bóng rổ sử dụng trong thi đấu có dạng hình cầu với đường kính bằng 24 cm. Hãy tính:
a) Diện tích bề mặt quả bóng.
b) Thể tích của quả bóng.
Quả bóng rổ sử dụng trong thi đấu có dạng hình cầu với đường kính bằng 24 cm. Hãy tính:
a) Diện tích bề mặt quả bóng.
b) Thể tích của quả bóng.
Lời giải
a) R = 24 : 2 = 12 cm.
Diện tích bề mặt quả bóng là:
\(S = 4\pi {R^2} = 4\pi {.12^2} = 576\pi \) (cm2).
b) Thể tích của quả bóng là:
\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.12^3} = 2304\pi \) (cm3).
Câu 9
Đèn trời có dạng hình trụ không có một đáy với đường kính đáy bằng 0,8 m và thân đèn cao 1 m. Tính diện tích giấy dán bên ngoài đèn trời (coi các mép dán không đáng kể).
Đèn trời có dạng hình trụ không có một đáy với đường kính đáy bằng 0,8 m và thân đèn cao 1 m. Tính diện tích giấy dán bên ngoài đèn trời (coi các mép dán không đáng kể).
Lời giải
R = 0,8 : 2 = 0,4 m, h = 1 m.
Diện tích xung quanh của đèn là: \({S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi .0,4.1 = 0,8\pi \) (m2).
Diện tích một đáy của đèn là: Sđáy = πR2 = π.0,42 = 0,16π (m2).
Diện tích giấy dán bên ngoài đèn trời là: S = Sxq + Sđáy = 0,96π (m2).
Câu 10
Các hình dưới đây được tạo thành từ các nửa hình cầu, hình trụ và hình nón (có cùng bán kính đáy). Tính thể tích của các hình đó theo kích thước đã cho.
Các hình dưới đây được tạo thành từ các nửa hình cầu, hình trụ và hình nón (có cùng bán kính đáy). Tính thể tích của các hình đó theo kích thước đã cho.

Lời giải
a) Thể tích phần hình trụ là:
V1 = πR2h = π.42.6 = 96π (cm3).
Thể tích nửa hình cầu là:
\({V_2} = \frac{1}{2}.\frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{2}{3}\pi {R^3} = \frac{2}{3}\pi {.4^3} = \frac{{128}}{3}\pi \) (cm3).
Thể tích của hình là:
\(V = {V_1} + {V_2} = 96\pi + \frac{{128}}{3}\pi = \frac{{416}}{3}\pi \) (cm3).
b) Thể tích nửa hình cầu là:
\({V_1} = \frac{1}{2}.\frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{2}{3}\pi {.4^3} = \frac{{128}}{3}\pi \) (cm3).
Thể tích phần hình nón là:
\({V_2} = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {.4^2}.10 = \frac{{160}}{3}\pi \) (cm3).
Thể tích của hình là:
\(V = {V_1} + {V_2} = \frac{{128}}{3}\pi + \frac{{160}}{3}\pi = 96\pi \) (cm3).
c) Thể tích nửa hình cầu là:
\({V_1} = \frac{1}{2}.\frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{2}{3}\pi {.1^3} = \frac{2}{3}\pi \) (cm3).
Thể tích phần hình trụ là:
\({V_2} = \pi {R^2}h = \pi {.1^2}.5 = 5\pi \) (cm3).
Thể tích phần hình nón là:
\({V_3} = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {.1^2}.5 = \frac{5}{3}\pi \) (cm3).
Thể tích của hình là:
\(V = {V_1} + {V_2} + {V_3} = \frac{2}{3}\pi + 5\pi + \frac{5}{3}\pi = \frac{{22}}{3}\pi \) (cm3).
Câu 11
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Tính thể tích hình nón có đỉnh là tâm O của hình vuông ABCD và đáy là hình tròn nội tiếp hình vuông A'B'C'D'.
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Tính thể tích hình nón có đỉnh là tâm O của hình vuông ABCD và đáy là hình tròn nội tiếp hình vuông A'B'C'D'.
Lời giải

\(R = \frac{a}{2};\) h = a.
Thể tích của hình nón đó là:
\(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi .{\left( {\frac{a}{2}} \right)^2}.a = \frac{{\pi {a^3}}}{{12}}\) (cm3).
Câu 12
Bạn Khôi cho một cục đá vào một bể nuôi cá hình trụ có đường kính đáy bằng 20 cm thì nước trong bể dâng lên 3 cm. Hỏi hòn đá cảnh đó có thể tích bao nhiêu?
Bạn Khôi cho một cục đá vào một bể nuôi cá hình trụ có đường kính đáy bằng 20 cm thì nước trong bể dâng lên 3 cm. Hỏi hòn đá cảnh đó có thể tích bao nhiêu?
Lời giải
R = 20 : 2 = 10 cm, h = 3 cm.
Thể tích nước dâng lên là:
\(V = \pi {R^2}h = \pi {.10^2}.3 = 300\pi \) (cm3).
Vì thể tích hòn đá bằng thể tích nước dâng lên, nên thể tích hòn đá là 300π cm3.
Câu 13
Một chiếc kem ốc quế gồm hai hai phần: phần phía dưới là một hình nón có chiều cao gấp đôi bán kính đáy, phần trên là một nửa khối cầu có đường kính bằng đường kính đáy của hình nón phía dưới. Thể tích phần kem phía trên bằng 200 cm3. Tính thể tích của cả chiếc kem.

Một chiếc kem ốc quế gồm hai hai phần: phần phía dưới là một hình nón có chiều cao gấp đôi bán kính đáy, phần trên là một nửa khối cầu có đường kính bằng đường kính đáy của hình nón phía dưới. Thể tích phần kem phía trên bằng 200 cm3. Tính thể tích của cả chiếc kem.
Lời giải
Thể tích phần kem phía trên là 200 cm3 nên:
\[{V_1} = \frac{1}{2}.\frac{4}{3}\pi {R^3} = 200\] (cm3), suy ra \(R = \sqrt[3]{{\frac{{300}}{\pi }}}\) cm.
Thể tích phần kem phía dưới là:
\({V_2} = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {R^2}.2R = \frac{2}{3}\pi {R^3} = \frac{2}{3}\pi .{\left( {\sqrt[3]{{\frac{{300}}{\pi }}}} \right)^3} = 200\) (cm3).
Thể tích cả chiếc kem là: 200 + 200 = 400 (cm3).
Câu 14
Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có hình dáng ba chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam. Tính diện tích mái nhà hình nón có đường kính bằng 45 m và chiều cao bằng 24 m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m2).
Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có hình dáng ba chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam. Tính diện tích mái nhà hình nón có đường kính bằng 45 m và chiều cao bằng 24 m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của m2).

Lời giải
Ta có R = 45 : 2 = 22,5 m; h = 24 m.
Áp dụng định lí Pythagore ta tính được độ dài đường sinh:
\(l = \sqrt {{R^2} + {h^2}} = \sqrt {22,{5^2} + {{24}^2}} = \frac{{3\sqrt {481} }}{2}\) (m).
Diện tích xung quanh của hình nón là:
\({S_{xq}} = \pi Rl = \pi .22,5.\frac{{3\sqrt {481} }}{2} \approx 2325\) (m2).
Vậy diện tích một mái nhà hình nón là khoảng 2325 m2.
Lời giải

Thể tích hình trụ có bán kính AH = 3 cm, chiều cao AB = 12 cm là:
V1 = π.32.12 = 108π (cm3).
Thể tích hình nón có đường kính đáy BC = 6 cm, chiều cao h = 12 – 8 = 4 cm là:
\({V_2} = \frac{1}{3}\pi {.3^2}.4 = 12\pi \) (cm3).
Thể tích của hình tạo thành là
\(V = {V_1} - {V_2} = 108\pi - 12\pi = 96\pi \) (cm3).
35 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%