Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 5)

  • 11121 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1.  Kiểu gen quy định tính trạng mang số lượng thường có mức phản ứng rộng.

2.  Trong kiểu gen các gen có mức phản ứng giống nhau.

3.  Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường dùng phép lai các cặp bố mẹ thuần chủng hoặc cho sinh sản sinh dưỡng.

4.  Mức phản ứng càng hẹp thì sự biểu hiện của tính trạng càng phụ thuộc vào môi trường.

5.  Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen.

6.  Mức phản ứng có khả năng di truyền.

Xem đáp án

Chọn C.

Các phát biểu đúng: 1,5,6.

Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

=> 1 đúng.

Trong kiểu gen của cơ thể dị hợp, các gen thường có mức phản ứng khác nhau.

=> 2 sai.

Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau.

=> 3 sai.

3 – Chỉ có thể tạo ra các cơ thể có kiểu gen giống nhau, không thể xác định đước mức phản ứng.

Mức phản ứng càng hẹp thì sự biểu hiện của tính trạng càng ít phụ thuộc vào môi trường.

=> 4 sai.

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước điều kiện môi trường.

=> 5 đúng.

Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

=> 6 đúng.


Câu 2:

Cho các kết luận sau:

1.  Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình dịch mã không được diễn ra

2.  Đôt biến gen có thể xảy ra ngay cả trong môi trường không có tác nhân gây đột biến

3.  Đột biến có thể có lợi, có hại hoặc trung tính

4.  Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Có bao nhiêu kết luận đúng ?

Xem đáp án

Chọn A.

Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình phiên mã không được diễn ra.

=> Không xảy ra quá trình dịch mã.

=> 1 đúng

Đột biến gen vẫn có thể xảy ra dù không có tác nhân gây đột biến do hiện tượng các nucleotit dạng hiếm bắt nhầm cặp.

=> 2 đúng.

Đột biến gen có thể có lợi có hại hoặc trung tính tùy thuộc vào tổ hợp gen và môi trường.

=> 3 đúng.

Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

=> 4 đúng.

Các kết luận đúng: 1, 2, 3, 4.


Câu 3:

Thể truyền không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A.

Thể truyền có các đặc điểm sau:

- Mang được gen cần chuyển.

- Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.

- Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận.

Thể truyền không ức chế gen của tế bào nhận khi cần biểu hiện tính trạng nó.


Câu 4:

Cho các loại đột biến sau:

1.  Mất đoạn NST.

2.  Lặp đoạn NST.

3.  Đột biến ba nhiễm.

4.  Chuyển đoạn tương hỗ.

5.  Đảo đoạn NST.

6.  Đột biến thể tứ bội.

7.  Chuyển đoạn trên 1 NST.

Những loại đột biến nào làm cho hai gen nào đó trong hệ gen gần nhau hơn?

Xem đáp án

Chọn C.

Lặp đoạn NST làm các gen khác nhau xa nhau hơn.

Đột biến số lượng NST (thể ba nhiễm, thể tứ bội) không ảnh hưởng vị trí các gen trên NST.

Các loại đột biến làm 2 gen nào đó trong hệ gen gần nhau hơn: 1,4,5,7.


Câu 5:

Từ nguyên nhân chính nào mà các giống cây như lúa lai, ngô lai thì các nhà khoa học lại khuyến khích nông dân nên mua giống mới để sản xuất hàng năm mà không nên tự để giống?

Xem đáp án

Chọn A.

Các giống ngô lai, lúa lai này thường là các giống tạo ra có ưu thế lai cao. Con lai này khi được dùng làm giống sẽ xảy ra hiện tượng thoái hóa, tăng tỷ lệ đồng hợp, giảm tỷ lệ dị hợp, tạo điều kiện cho những tính trạng xấu biểu hiện làm giảm năng suất. Do đó không nên tự để giống mà nên mua giống mới để trồng cho vụ sau.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận