Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 9)

  • 11119 lượt thi

  • 51 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Người ta thường sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn NST để làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền . Các dòng côn trùng đột biến này:

Xem đáp án

Đáp án B.

Các dòng công trùng bị chuyển đoạn có sức sống bình thường  nhưng cấu trúc  của NST bị biến đổi, quá trình giảm phân sẽ tạo ra các giao tử có kiểu gen bị biến đổi.

=> Sức sống của các giao tử kém hơn so với giao tử bình thường.

=> Khả năng sinh sản bị giảm.


Câu 2:

Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã, hãy chọn kết luận đúng:

Xem đáp án

Đáp án D.

Các gen trên các NST khác nhau của cùng 1 tế bào thì có số lần nhân đôi bằng nhau và bằng số lần phân chia của tế bào.

Số lần phiên mã của các gen là khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng sản phẩm của tế bào.


Câu 3:

Ở phép lai (P): ♂AaBbDd x ♀ AabbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ tể đực, cặp NST mang cặp gen Bb ở 8 % số tế bào không phân ly trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái; ở 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II; ở cả hai tế bào con, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra hợp tử đột biến ở F1 chiếm tỉ lệ là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Do các cặp gen phân li độc lập.

Do đó xét riêng từng cặp gen :

- P : Aa x Aa

F1 : 100% bình thường

- P : Bb x bb

Cơ thể đực có 8% Bb không phân li trong giảm phân I, tạo ra 8% giao tử đột biến, các tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo ra 92% giao tử bình thường.

Bên cơ thể cái bb tạo ra 100% giao tử bình thường.

=>  Đời con tạo ra 92% hợp tử bình thường về cặp gen Bb.

- P : Dd x Dd

Cơ thể cái có 12% Dd không phân li ở giảm phân II, tạo ra 12% giao tử đột biến , còn lại các tế bào khác giảm phân bình thường tạo ra 88% giao tử bình thường.

Cơ thể đực giảm phân bình thường.

=> Đời con tạo ra 88% hợp tử bình thường về cặp gen Dd.

Vậy đời con tạo ra 1 x 0,92 x 0,88 = 0,8096 = 80,96% hợp tử bình thường.

Tỉ lệ giao tử đột biến  được tạo ra từ phép lai trên là 1 -  80,96% = 19,04% hợp tử đột biến.


Câu 4:

CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là do:

Xem đáp án

Đáp án B.

Do vi khuẩn:

- Có bộ NST đơn bội.

=> Đột biến dễ dàng được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đơn bội.

=> Chọn lọc tự nhiên diễn ra nhanh hơn.

- Có sự sinh sản nhanh.

=> Tần số alen đột biến được nhân lên nhanh trong quần thể.


Câu 5:

Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về chu trình nitơ?

Xem đáp án

Đáp án A.

Quá trình phản nitrat hóa được thực hiện bằng vi sinh vật chỉ diễn ra trong điều kiện kị khí, không diễn ra trong điều kiện hiếu khí.

Trong các môi trường tự nhiên ngoài quá trình phản được thực hiện bằng các vi khuẩn phản nitrat hóa còn có quá trình phản nitrat hoá học thường xảy ra ở pH < 5,5.

So sánh điều kiện xảy ra các phản ứng phản nitrat bằng con đường sinh học và hóa học thì con đường hóa học phổ biến hơn.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận