Đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 12)

  • 24714 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích:  

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm  nghệ thuật mới.  

Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp  hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu  đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành  điểm nhấn của cả chiếc bát.  

Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho  bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn  toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính  mình.  

Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn  những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể  vượt qua.”  

Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của  cuộc đời mình. 

(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html) 

Người Nhật Bản đã làm gì khi một cái bát bị nứt vỡ? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc tìm ý. 

Cách giải: 

Người Nhật Bản đã dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới.


Câu 2:

Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Con người cũng vậy được nhắc đến trong văn bản?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Câu “Con người cũng vậy” trong đoạn văn có ý nghĩa là giống như những chiếc bát vỡ thì con người cũng có  những lúc trải qua tổn thương và thăng trầm như vậy. Tuy nhiên, mỗi người có quyền lựa chọn việc sơn lên  những tổn thương đó của mình một lớp vàng giống như chiếc bát, đó là sống mạnh mẽ hơn nữa, vượt qua  nghịch cảnh và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Để rồi những tổn thương, những rạn nứt của chính  chúng ta trong quá khứ sẽ trở thành những gì đẹp đẽ nhất để chúng ta có thể soi chiếu, để nhìn vào và không  ngừng cố gắng vì chính bản thân mình. 


Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên  những mảnh vỡ của cuộc đời mình. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các biện pháp tu từ đã học. 

Cách giải: 

BPTT: ẩn dụ: "sơn vàng", ''mảnh vỡ " 

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn đồng thời nhấn mạnh sự quyết định của bản thân mỗi  con người trên chính cuộc đời của họ


Câu 4:

Anh/ Chị có đồng tình với lời khuyên: Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những  tổn thương của mình không? Vì sao? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết  phục. Sau đây là gợi ý: 

-Đồng tình vì: khi chúng ta biết chấp nhận những tổn thương đó, lấy nó làm động lực để vươn lên trong cuộc  sống thì ta dễ dàng mở được cánh cửa thành công. Nếu biết khắc phục nó thì chắc chắn rằng nó sẽ đẹp và hoàn  thiện hơn rất nhiều. Khi đó bạn có thể hoàn toàn tự hào và kiêu hãnh vì mình đã biến được những điều tưởng  như phải bỏ đi trở nên tốt hơn, có ích hơn. 

- Không đồng tình (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức)  

- Đồng tình một phần (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức) 


Câu 5:

II. LÀM VĂN 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  về giải pháp để “trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình” trong cuộc sống hôm nay.

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: giải pháp để “trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”.

 - Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

  1. Giải thích: Trở thành phiên bản tốt hơn của chính bạn đó là nỗ lực hết sức, trau dồi tri thức, thể lực để có thể học tập, lao động và cống hiến.

2.Phân tích, chứng minh:  

- Ý nghĩa: 

+ Trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân 

+ Luôn có động lực và niềm tin tích cực để cố gắng, theo đuổi ước mơ, lý tưởng cao đẹp

+ Nhận ra mình là ai 

- Phương pháp  

+ Ý thức rõ về vị trí, năng lực của bản thân 

+ Không ngừng nỗ lực theo đuổi và quan tâm đến đời sống tinh thần của chính bản thân mình

+ Đề ra kế hoạch cụ thể 

+ Tìm kiếm một cái tôi tốt hơn 

+ Nhận thức được sức mạnh tiềm ẩn của mình, có niềm tin lạc quan vào tương lai 

- Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống thiếu bản lĩnh và nghị lực, không có phương hướng và lý tưởng  trong cuộc sống, sa đà vào tệ nạn đánh mất chính mình. 

3.Bài học: 

- Tự giác rèn luyện và trau dồi, không ngừng vươn lên tìm kiếm phiên bản tốt hơn của chính mình. 

- Cá nhân tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống… 


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận