25 Bộ đề thi thử Sinh Học cực hay có đáp án (Đề số 6)

  • 13500 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Trong quá trình giảm phân của 4 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen ABab đã xảy ra hoán vị giữa các alen B và b ở 2 tế bào. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế bào trên là

Xem đáp án

Đáp án : D

Tế bào giảm phân có hoán vị gen cho 4 giao tử là : AB, ab, Ab, aB

Tế bào giảm phân không có hoán vị gen cho giao tử : 2 AB và 2 ab

Vậy với 2 tế bào giảm phân có hoán vị gen và 2 tế bào giảm phân không có hoán vị gen tạo ra giao tử là : 6AB , 6ab , 2Ab, 2aB

Vậy tỉ lệ giao tử là 3AB : 3ab : 1Ab : 1aB


Câu 2:

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu: A, B,AB, O và một loại bệnh ở người. Biết rằng gen quy đình nhóm máu gồm 3 alen IA ; IB và IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do 1 trong 2 alen của một gen quy định trong đó alen trội là trội hoàn toàn.

Giả sử các cặp gen quy định nhóm máu và các cặp gen quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Trong các kết luận sau ,có bao nhiêu kết luận đúng ?

(1)   Có 6 người trong phả hệ này xác định chính xác được kiểu gen

(2)   Xác suất cặp vợ chồng 7,8 sinh con gái đầu lòng không mang gen bệnh là 118 

(3)   Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen dị hợp tử

(4)   Nếu người số 6 kết hôn với người số 9 thì có thể sinh ra người con mang nhóm máu AB

Xem đáp án

Đáp án : A

Xét tính trạng nhóm máu :

-          Cặp vợ chồng 1 x 2 : nhóm máu A lấy nhóm máu O

Có con là nhóm máu O

=> Cặp vợ chồng này có kiểu gen là IAIO x IOIO

=> Con của họ : người 5 và người 6 có kiểu gen IAIO

Người 7 có kiểu gen IOIO

-          Cặp vợ chồng 3 x 4 : nhóm máu B lấy nhóm mấu B

Có con là nhóm máu O

=> Cặp vợ chồng này có kiểu gen là IBIO x IBIO

=>Con của họ : người 9 mang nhóm máu IOIO

Người 8 chưa biết kiểu gen, chỉ biết là dạng (13 IBI: 23 IBI)

-          Nếu người 6 kêt hôn người 9 :           IAIO       x          IOIO

=> 100% không thể sinh con có nhóm máu AB – 4 sai

Xét tính trạng bị bệnh

-          Cặp vợ chồng 1x2 bình thường  sinh con bị bệnh

=>  Alen gây bệnh là alen lặn

Mà đứa con bị bệnh là con gái

=> Alen gây bệnh nằm trên NST thường

D bình thường >> d bị bệnh

-          Cặp vợ chồng 1x2 có kiểu gen Dd x Dd

Người 5 và người 7 có kiểu gen dạng ( 13DD : 23 Dd)

-          Cặp vợ chồng 3 x 4 có con bị bệnh

Cặp vợ chồng này có kiểu gen là dd x Dd

Người con số 8 có kiểu gen là Dd

-          Cặp vợ chồng 7x8 : (13 DD : 23 Dd) x Dd

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là con gái, không mang alen gây bệnh là

23.12.12=26 

1 đúng, những người biết rõ kiểu gen là 1, 2, 3, 4, 6, 9

2 sai

3 sai, người số 9 có kiểu gen đồng hợp là IOIO dd


Câu 3:

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng

(2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài

(3)   Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy

(4)   Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có các đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng

(5)   Cơ quan tương tự phản ảnh tiến hóa đồng quy

Nhận định nào đúng ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Nhận định đúng là (2)(5)

Đáp án A

1 sai vì sự giống nhau về đại thể này là do cấu trúc khung xương tương tự nhau. Còn CLTN sẽ đưa tới sự sai khác để các loài sẽ thích nghi với các môi trường khác nhau

3 sai. Có thể coi cơ quan thoái hóa là một dạng cơ quan tương đồng nhưng nay không còn giữ chức năng gì trong cơ thể

4 sai. Những đặc điểm tương tự này không cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung giữa chúng. các cơ quan tương tự cũng có chung hình thái cấu trúc .


Câu 4:

Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất ?

Xem đáp án

Đáp án : A

Quần thể có khả năng thích nghi cao nhất là quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối

Quần thể có kích thước lớn sẽ có khả năng sồng sót và sinh sản cao hơn quần thể kích thước nhỏ do có sự hỗ trợ giữa các cá thể

Quần thể sinh sản giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể sinh sản tự phối trong môi trường không đồng nhất do quần thể sinh sản giao phối có tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình , khi môi trường thay đổi thì CLTN có nhiều nguyên liệu để chọn lọc => quần thể thích nghi tốt ; sự thay đổi của môi trường sẽ có thể khiến quần thể sinh sản tự phối chết hàng loạt


Câu 5:

Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng, tình trạng này do một cặp gen nằm trên NST giới tính X ( không có alen  trên NST giới tính Y quy định ). Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ không thuần chủng với ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho F1 và F2 biết rằng không có đột biến xảy ra. Có bao nhiêu nhận định đúng khi cho F1 tạp giaoF1 có tỉ lệ kiểu hình : 100% cái mắt đỏ : 50% đực mắt đỏ 50% đực mắt trắng Ở F2 có tỉ lệ kiểu gen XaY là 18 Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình : 5 mắt đỏ :  1 mắt trắng Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình : 3 mắt đỏ  : 1 mắt trắng  1  

Xem đáp án

Đáp án : C

A đỏ >> a trắng

P: XAXa           x          XAY

F1 : 1 XAXA : 1 XAXa : 1 XAY : 1 XaY

Kiểu hình :      Cái : 100% mắt đỏ

                        Đực : 50% đỏ : 50% trắng

=>  1 đúng

Ftạp giao : (1 XAXA : 1 XAXa)          x          (1 XAY : 1 XaY)

F2 :      

316 XAXA : 416 XAXa : 116  XaXa.

216  XAY : 216  XaY          

2 đúng

3 và 4 sai

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là : 13 đỏ : 3 trắng


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận