Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 26)

  • 19369 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Một trong những đặc điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

Xem đáp án

Đáp án C

Giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã sinh vật nhân thực

A.Đều diễn ra trên toàn bộ phận tử ADN. → tái bản thì đúng, nhưng phiên mã diễn ra ở những đoạn tương ứng với từng gen

B.Đều có sự hình thành các đoạn Okazaki. → chỉ đúng tái bản; phiên mã không có hình thành Okazaki

C.Đều theo nguyên tắc bổ sung. → đúng (trong tái bản A – T, G – X và ngược lại; còn phiên mã A = U, T = A; G ≡ X và X ≡ G)

D.Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza chỉ đúng cho quá trình tái bản; phiên mã không có enzim này


Câu 2:

Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn

Xem đáp án

Đáp án D

Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã. Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở nhiều giai đoạn trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã


Câu 3:

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến → có gen bị đột biến và những gen không đột biến

Tế bào nào mang gen đột biến → biểu hiện có 2 loại lục lạp là xanh (lục lạp không có gen bị đột biến) và lục lạp trắng (lục lạp mang gen đột biến)

A→ đúng. Trong 1 tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng

B→ sai. Làm cho toàn cây hóa trắng do không tổng hợp được chất diệp lục

C→ đúng. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng

D→ đúng. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng


Câu 4:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A→ sai. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau (tùy thuộc cấu trúc gen mà tần số đột biến là không giống nhau)

B→ sai. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit (chỉ làm phát sinh đột biến thay thế)

C→ đúng. Ít làm thay đổi thành phần acid amin của chuỗi polipeptit do đột biến tổng hợp là thường gặp ở đột biến điểm nhất là dạng đột biến thay thế cặp nucleotit

D→ sai. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến


Câu 5:

Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ưng thư là:

Xem đáp án

Đáp án B

A→ sai. Vì đây không phải là nguyên nhân trực tiếp (đó là nguyên nhân gián tiếp)

B→ đúng. Do đột biến gen (đột biến tiền ung thư và đột biến gen ức chế khối u) và đột biến NST dẫn tới mất khả năng kiểm soát sự phân bào và liên kết tế bào

C→ sai. Do một tế bào mất khả năng kiểm soát sự phân bào tạo thành khối u và di căn (nguyên nhân trực tiếp là đột biến xảy ra…)

D→ sai. Vì đây không phải là nguyên nhân trực tiếp (đó là nguyên nhân gián tiếp)


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận