Bộ đề luyện thi THPTQG Sinh học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 21)

  • 19430 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

Xem đáp án

Đáp án D.

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:

A.   cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A, T, G, X. ® đúng phải u.

B.   chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất. Một số ít có gen ở tế bào chất đó là ty thể, lạp thể ® cũng có tái bản, phiên mã ở tế bào chất.

C. cần có sự tham gia của enzim ligaza ® enzim này tham gia trong tái bản chứ không có trong phiên mã.

D. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. (chỉ cỏ 1 mạch 3’ -5’ mới tổng hợp mARN gọi là mạch gốc).


Câu 2:

Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là:

A. đều có sự tham gia của các loại enzim ARN polimeroza. ® là điểm giống của tái bản và phiên mã chứ không phải phiên mã và dịch mã,

B. đều diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực. ® phiên mã ở tế bào nhân thực chủ yếu diễn ra ở trong nhân.

C. đều dựa trên nguyên tắc bổ sung ® đúng. NTBS trong phiên mã (A - U, T - A, G – X, X - G) và trong dịch mã (A - U, U- A, G -X. X-G).

D. đều có sự tham gia của mạch gốc ADN. ® chỉ phiên mã thôi


Câu 3:

một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác, nhưng số lượng và trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

Một đột biến thay thế 1 cặp nucleotit ® thay đổi một bộ ba nhưng trình tự acid amin vẫn không thay đổi => Chứng tỏ bộ ba đột biến mã hóa cùng acid amin so với bộ ba ban đầu. Những bộ ba cùng mã hóa 1 loại acid amin thì bộ ba đó gọi là bộ ba thoái hóa.

A.    Mã di truyền là mã bộ ba ® không liên quan.

B.    Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại acid amin. ® đúng.

C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại acid amin. ® không thể có một bộ ba mã hóa nhiều loại acid amin.

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. ® không liên quan.


Câu 4:

Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây của gen?

Xem đáp án

Đáp án C.

+  Đột biến gen tiền ung thư: bình thường là gen lặn, là gen quy định yếu tố sinh trưởng, tổng hợp protein điều hòa phân bào và nó chịu sự kiểm soát của cơ thể chỉ tạo ra 1 lượng sản phẩm vừa đủ cho phân bào. Khi bị đột biển thành gen trội (đột biến trội) thành gen ung thư thì nó không chịu sự kiểm soát và tạo quá nhiều sản phâm làm tế bào phân chia không kiểm soát được; gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hòa.

+  Đột biến gen ức chế khối u: bình thường là gen trội là khối u không thể hình thành được; khi bị đột biến thành gen lặn (đột biến lặn) làm cho gen mất khả năng kiểm soát khối u dẫn đến tế bào xuất hiện tạo khối u.


Câu 5:

Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác loại thì:

Xem đáp án

Đáp án A

A ® đúng. Chỉ bộ ba có nucleotit thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi (vì thay thế 1 cặp nucleotit chỉ liên quan đến một bộ ba).

B ® sai. Toàn bộ các bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi (đột biến này chỉ có thể là mất hay thêm 1 cặp nucleotit ở vị trí bộ ba thứ 2 của gen).

C ® sai. Nhiều bộ ba nucleotit trong gen bị thay đổi (đột biến này chỉ có thể là mất hay thêm 1 cặp nucleotit).

D ® sai. Các bộ ba từ vị trí cặp nucleotit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi (đột biến này phải là mất hay thêm 1 cặp nucleotit).


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận