Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
21540 lượt thi 41 câu hỏi 60 phút
Câu 1:
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò?
A. nối các đoạn Okazaki với nhau.
B. Tách hai mạch đơn của phân tử ADN
C. Tháo xoắn phân tử ADN
D. Tổng hợp và kéo dài mạch mới
Câu 2:
Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mà hoá acid amin mctionin?
A. 5’UUG3’.
B. 5’UAG3’
C. 5’AGU3’.
D. 5’AUG3’
Câu 3:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Câu 4:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh đục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng,
C. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
Câu 5:
Khi nói về thành phần cấu tạo của gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ mạch gốc của gen chỉ có chức năng điều hoà sự phiên mã của gen.
B. Vùng điều hoà có chức năng tổng hợp ra protein ức chế điều hoà hoạt động phiên mã của gen
C. Vùng điều hoà chứa các trình tự nucleotit đặc biệt giúp cho ARN polimeraza liên kết để khởi động phiên mã và điều hoà phiên mã.
D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch gốc có chức năng điều hoà và kết thúc sự phiên mã của gen.
Câu 6:
Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì
A. đây là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ các acid amin trong tế bào chất của tế bào.
B. quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom.
C. đây là quá trình chuyển thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các aa.
D. đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Câu 7:
Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2 m, nặng 34 kg (loài 1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50 cm, nặng 4-5 kg (loài 2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này?
A. Loài 2 sống ở vùng xích đạo, loài 1 sống ở Nam cực.
B. Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy ở vùng xích đạo.
C. Loài 1 sống ở vùng xích đạo, loài 2 sống ở Nam cực.
D. Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy
Câu 8:
Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là:
A. bộ não có kích thước lớn.
B. có hệ thống tín hiệu thứ 2.
C. đẻ con và nuôi con bằng sữa
D. khả năng biểu lộ tình cảm.
Câu 9:
Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở:
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
C. ki Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
D. kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh
Câu 10:
Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
D. Đột biến và di - nhập gen
Câu 11:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì vàphát triển
D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài
Câu 12:
Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm manh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn
B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn
Câu 14:
Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là:
A. sinh vật tiêu thụ cấp II.
B. sinh vật sản xuất
C. sinh vật phân hủy
D. sinh vật tiêu thụ cấp I.
Câu 15:
Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là:
A. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
B. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế.
C. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế.
D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều.
Câu 16:
Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Câu 17:
Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là:
A, B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin đã cho?
A. Sơ đồ I.
B. Sơ đồ IV
C. Sơ đồ III.
D. Sơ đồ II.
Câu 18:
Cho phương trình: C6H12O6+6O2→A+6H2O+Q (năng lượng). Trong phương trình trên A là gì?
A. C2H5OH
B. C3H4O3
C. C3H4O3
D. CO2
Câu 19:
Tác nhân nào trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng?
A. Cường độ quang hợp và nồng độ CO2 trong không khí.
B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
C. Nồng độ CO2 trong không khí.
D. Nhiệt độ môi trường.
Câu 20:
Đặc điểm nào không phải của thực vật chịu hạn?
A. Thân ngắn.
B. Giảm diện tích lá.
C. Khí khổng đều ở hai mặt lá.
D. Mặt trên lá có lớp cutin dày.
Câu 21:
Điều kiện cần thiết cho quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường hoá học là gì?
A. Lực khử mạnh.
B. Enzim nitrôgenaza.
C. Nhiệt độ và áp suất cao.
D. Thực hiện trong điều kiện kị khí.
Câu 22:
Pha sáng quá trình quang hợp diễn ra ở đâu?
A. Ty thể.
B. Tylacoic
C. Chất nền.
D. Vùng cơ chất (stroma).
Câu 23:
Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ra ở đâu?
A. Dạ cỏ.
B. Dạ múi khế
C. Dạ lá sách
D. Dạ tổ ong.
Câu 24:
Ở một loài bọ cánh cứng: gen A quy định mắt dẹt là trội so với gen a quy định mắt lồi. Gen B quy định mắt xám là trội so với gen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết (AA) ngay sau khi sinh. Trong phép lai AaBb × AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là:
A. 195.
B. 260.
C. 65.
D. 130.
Câu 25:
Khi lao động nặng, có bao nhiêu quá trình sau đây diễn ra đúng?
I. Quá trình biến đổi glicogen thành glucôzơ ở cơ diển ra mạnh.
II. Quá trình điều hòa thân nhiệt diển ra mạnh.
III. Quá trình điều hòa thân nhiệt mạnh mẽ, quá trình hô hấp giảm.
IV. Quả trình điều hòa huyết áp và thân nhiệt diễn ra mạnh.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 26:
Khi nói đến vai trò của auxin trong vận động hướng động, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hướng trọng lực của rễ là do sự phân bổ auxin không đều ở hai mặt rễ.
B. Ngọn cây quay về hướng ánh sáng là do sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt của ngọn.
C. Ở ngọn cây, phía được chiếu sáng có lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng kéo dài hơn phía tối.
D. Ở rễ cây, phía được chiếu sáng có lượng auxin thích hợp hơn, kích thích sự sinh trưởng kéo dài của tế bào nhanh hơn.
Câu 27:
Một phân tử mARN được tổng hợp từ một gen ở sinh vật nhân sơ chứa 1500 ribonucleotit, trong đó số ribonucleotit Adenin gấp hai lần số Uraxin, gấp 3 lần số Guanin và gấp 4 lần so Xitôzin. Số lượng từng loại nucleotit của gen bằng:
A. A = T = 760 Nu, G = X – 740 Nu
B. A = T = 720 Nu, G = X = 480 Nu
C. A = T = 1050 Nu, G = X = 450 Nu
D. A = T = 1080 Nu, G = X = 420 Nu
Câu 28:
Ở sinh vật nhân sơ, gen thứ I mã hóa một phân tử protein (1 chuỗi polipeptit không tính acid amin mở đầu) có 198 acid amin. Phân tử mARN1 có số lượng từng loại ribonucleotit A : U : G : X lần lượt theo tỷ lệ 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ II dài 2550AO, có hiệu số Adenin với một loại nucleotit khác bằng 20% so với số nucleotit của gen. Hai gen đó gắn liền với nhau làm thành một đoạn phân tử ADN, số nucleotit từng loại của đoạn phân tử ADN là:
A. A = T = 705 Nu, G = X = 645 Nu
B. A = T = 405 Nu, G = X = 945 Nu.
C. A = T = 645 Nu, G = X = 705 Nu
D. A = T = 945 Nu, G - X = 405 Nu.
Câu 29:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ:
A. 37,50%.
B. 56,25%.
C. 6,25%.
D. 18,75%.
Câu 30:
Xét tổ hợp gen AbaBDd nếu tần số hoán vi gen là 18% thì tỷ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là:
A. AB-D=AB-d=ab-D=ab-d=9%
B. AB-D=Ab-d=aB-D=ab-d=9%
C. AB-D=AB-d=ab-D=ab-d=4,5%
D. AB-D=Ab-d=aB-D=ab-d=4,5%
Câu 31:
Ở một loài thực vật, A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quà vàng, B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với b quy định quả bầu dục. Cặp bố, mẹ đem lai cỏ kiểu gen Ab/aB, hoán vị gen xảy ra ở 2 bên như nhau; mọi quá trình khác diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, kết quả nào dưới đây phù hợp với tỷ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A. 12,25%.
B. 7,29%.
C. 16%.
D. 5,29%.
Câu 32:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBb x aabb →F1 gồm các kiểu hình sau: 40A-B- : 40aabb : 10A-bb : l0aaB-. Mọi quá trình diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, hãy cho biết hai gen A và B di truyền theo quy luật nào?
A. Liên kết không hoàn toàn với tần số trao đổi chéo 39%.
B. Liên kết không hoàn toàn với tần số trao đổi chéo 20%.
C. Liên kết hoàn toàn.
D. Phân ly độc lập, 1 gen nằm trên NST thường, 1 gen nằm trên NST giới tính.
Câu 33:
Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân ly kiều hình theo tỉ lệ là 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi:
A. Một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn.
C. Hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
D. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
Câu 34:
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng; alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn tương ứng, không phát sinh đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sức sống như nhau. Cơ thể mang kiểu gen ABabDd có hoán vị gen với tần số 20% lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là:
A. 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
B. 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.
C. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.
D. 4 : 4 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 35:
Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai alen là A và a. Tỷ số của tần số tương đối của alen A/a = 4. Cấu trúc di truyền của quần thể này sẽ như sau:
A. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa
B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,01 A A + 0,18 Aa + 0,81 aa.
D. 0.64 A A + 0,32 Aa + 0,04 aa.
Câu 36:
Trong trường hợp giảm phân bình thường, tỉ lệ sống của các giao tử là như nhau. Tỉ lệ các loại giao tử ABD tạo ra từ kiểu gen AaBbbD (hoán vị với f = 40%) là:
A. 40%
B. 10%
C. 25%
D. 12,5%
Câu 37:
Hiện tượng các gen thuộc những lôcut khác nhau cùng tác động quy định một tính trạng được gọi là:
A. gen trội lấn át gen lặn
B. tính đa hiệu của gen.
C. tương tác gen không alen
D. liên kết gen.
Câu 38:
Một quần thể cân bằng di truyền về nhóm máu. Khi khảo sát hệ nhóm máu A, B, ABO của một quần thể có 14500 người, số cá thể có nhóm máu A, B, AB và O lần lượt là 3480, 5075, 5800, 145. Tần số tương đối của các alen IA, IB, Io lần lượt là:
A. 0,5, 0,4 và 0,1
B. 0,4, 0,5 va 0,1
C. 0,5, 0,3 và 0,2
D. 0,3, 0,5 và 0,2
Câu 39:
Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?
A. XmXm×XmY
B. XMXm×XmY
C. XmXm×XMY
D. XMXM×XMY
Câu 40:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là:
A. 1/8
B. 1/3
C. 1/4
D. 1/6
Câu 41:
A. 5’UUG3’
4308 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com