Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
21535 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút
Câu 1:
Phân tử nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã?
A. mARN
B. ADN
C. tARN
D. Riboxom
Câu 2:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Người ta gây đột biến nhân tạo về số lượng nhiễm sắc thể, đã thu được 6 thể đột biến có số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào sinh dưỡng khi ở trạng thái bình thường như sau:
Thể 1: 24 NST Thể 2:42 NST Thể 3:36NST
Thể 4: 18 NST Thể 5:30NST Thể 6: 48 NST
Trong các thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đa bội chẵn?
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 3:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là thường biến?
A. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng
B. Bố mẹ bình thường nhưng sinh con bạch tạng
C. lượng hồng cầu trong máu tăng khi người lên sống ở vùng núi cao
D. Trẻ em sinh ra khóc tiếng mèo kêu
Câu 4:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, vật chất có đường kính 30 nanomet gọi là gì?
A. Sợi siêu xoắn
B. Cromatit
C. Sợi cơ bản
D. Sợi chất nhiễm sắc
Câu 5:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3:1?
A. AbaB×abab
B. AbAb×aBaB
C. ABab×ABab
D. ABab×abab
Câu 6:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
A. Sự hình thành tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, phân chia
B. Các axit amin liên kết với nhau thành chuỗi polipeptit đơn giản
C. Các nucleotit liên kết nhau thành các phân tử axit nucleic
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
Câu 7:
Một quần thế ngẫu phối, tại thế hệ xuất phát có tần số kiểu gen là 0,16AA: 0 48Aa: 0, 36aa. Tần số của các alen A: a lần lượt là:
A. 0,4: 0,6
B. 0,3: 0,7
C. 0,6: 0,4
D. 0,7: 0,3
Câu 8:
Một quần thế ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ kiểu gen aa = 16% Tần số các kiểu gen của quần thể đó là:
A. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
B. 0,20AA: 0,64Aa: 0,16aa
C. 0,48AA: 0,36Aa: 0,16aa
D. 0,4AA: 0,44Aa: 0,16aa
Câu 9:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây là sai?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể
B. Dấu hiệu nhận biết loài mới hình thành là sự xuất hiện cách li sinh sản
C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thưc vật
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến tăng sự đa dạng di truyền
Câu 10:
Khi nói về hoán vị gen, phát biếu nào sau đây không đúng?
A. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%
B. Các gen càng xa nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng nhỏ
C. Nếu biết tần số hoán vị gen giữa 2 gen nào đó thì có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong kì đầu của giảm phân I tùy giới tính, tùy loài
Câu 11:
Trong sổ các bệnh tật sau đây ở người, những trường hợp nào là bệnh di truyền phân tử?
(1) Bệnh niệu phenin kêtô
(2) Bệnh bạch tạng
(3) Bệnh ung thư máu
(4) Trẻ khóc tiếng mèo kêu
(5) Hội chứng Đao
(6) Tật dính ngón trỏ và ngón giữa
A. 2-3-4
B. 1-5-6
C. 1-2-6
D. 2-4-6
Câu 12:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình?
A. Dd × Dd
B. Dd × dd
C. DD × Dd
D. DD × dd
Câu 13:
Ở những loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX và XY nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Gen quỵ định tính trạng nằm trên NST Y
B. Chưa thể kết luận chắc chắn
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với nhiễm sẳc thể Y
D. Gen quy định tính trạng năm trong ti thể
Câu 14:
Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa
B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của tiến hóa.
C. Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa.
D. Đột biến nhiễm sắc thể là nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá
Câu 15:
Cách li trước hợp tử gồm những trường hợp nào sau đây?
(1) Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh) (2) Cách li cơ học
(3) Cách li địa lý (4) Cách li mùa vụ (cách li thời gian)
(5) Cách li tập tính
A. 1,2, 4,5
B. 1,3,4, 5
C. 1,2,3
D. 2, 3, 4,5
Câu 16:
Theo quan niệm của Đac Uyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là?
A. Biến dị tổ hợp
B. Biến dị cá thể
C. Đột biến nhiễm sắc thể
D. Đột biến gen
Câu 17:
Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là gì?
A. Nối các đoạn Okazaki do mạch khuôn 5’ - 3’ tổng hợp nên.
B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch đơn của ADN
C. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn mẫu của ADN
D. Tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 18:
Theo lí thuyết những phương pháp nào sau đây được áp dụng để tạo ra những cá thể có kiểu gen giống nhau?
1. Lai hai cá thể có kiểu gen dị hợp tử về nhiều cặp gen
2. Cấy truyền phôi ở động vật
3. Nuôi cấy mô - tế bào ở thực vật
4. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn đơn bội rồi lưỡng bội hóa bằng Cônsixin
5. Lai tế bào sinh dưỡng (xô ma)
A. 2-5
B. 1-4
C. 3-5
D. 2-3
Câu 19:
Một cơ thể có kiểu gen Aabb, trong quá trình giảm phân có một số tế bào xảy ra hiện tượng tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li trong lần giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường Nếu giao tử đột biến được tạo ra kết hợp với giao tử AB thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
A. AaaBbb
B. AAaBBb
C. AAaBbb
D. AaaBBb
Câu 20:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về nhiễm sắc thể (NST) giới tính ở động vật?
(1) NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái và một số tính trạng thường.
(2) Ở tất cả các loài động vật, con đực có cặp NST giới tính là XY, con cái có cặp NST giới tính XX
(3) Chỉ tế bào sinh dục mới chứa NST giới tính
(4) Một số loài động vật có NST giới tính kiểu XX, XO
(5) Cặp NST giới tính XY ở người có những vùng tương đồng và vùng không tương đồng với nhau
A. 2
B. 4
D. 1
Câu 21:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về các cặp gen đang xét
A. AAbbDd
B. aaBBDd
C. aaBbdd
D. AAbbDD
Câu 22:
Một cơ thể có kiểu gen AbaB tiến hành giảm phân, đã xảy ra hoán vị gen với tần số f=20%. Theo lí thuyết, loại giao tử ab có tỉ lệ là:
A. 10%
B. 30%
C. 40%
D. 20%
Câu 23:
Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1
B. sự tổ hợp tự do của các alen trong quá trình thụ tinh
C. sự phân li độc lập của các tính trạng
D. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân
Câu 24:
Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a, trong đó tần số alen A = 0,3.Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là:
A. 0,42
B. 0,7
C. 0,09
D. 0,49
Câu 25:
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN là:
A. A liên kết với T, G liên kết với X
B. A + G = T + X = 50%
C. A = T, G = X
D. A liên kết với U, G liên kết với X
Câu 26:
Một cơ thể có kiểu gen Aa BDbd giảm phân bình thường và có xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d với tần số 10%. Theo lí thuyết, kết thúc giảm phân có thể tạo ra:
A. 8 loại giao tử trong đó loại giao tử ABD chiếm 22,5%
B. 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
C. 4 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:1:1
D. 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
Câu 27:
Trong số các quần thể dưới đây, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể 1: 100% Aa
Quần thể 2: 100% aa
Quẩn thể 3:0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa
Quần thể 4: 0.25AA: 0,5Aa: 0,25aa
Quần thể 5: 0,09AA: 0,42Aa: 0,49aa
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 28:
Nhận định nào dưới đây về ưu thế lai là đúng?
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, rồi giảm dần qua các thế hệ
B. Cơ thể lai F1 trong lai khác dòng vượt trội hơn bố mẹ nên được sử dụng trong việc nhân giống.
C. Ưu thế lai chỉ biểu hiện ở phép lai thuận.
D. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai ưu thế cao.
Câu 29:
Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự giữa các loài?
A. Ruột thừa ở người và ruột tịt của thú ăn thịt
B. Lá cây hoa hồng và gai xương rồng
C. Tuyến nước bọt của thú và tuyến nọc độc của rắn
D. Chân chuột chũi và chân dế chũi
Câu 30:
Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen nào đó lại nằm trên cùng một nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn
B. Đột biến đảo đoạn
C. Đột biến mất đoạn
D. Đột biến chuyển đoạn
Câu 31:
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen trội tương ứng quy định không bị bệnh.
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, người số II5 đến từ quần thể không có alen bệnh nói trên. Xác suất để cặp III8 và III9 sinh con bị bệnh là bao nhiêu?
A. 1/4
B. 1/32
C. 1/9
D. 1/18
Câu 32:
Khi nói về điều hòa hoạt động của Operon Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Gen điều hòa quy định tổng hợp proten ức chế nhưng không nằm trong thành phần của Opêron.
(2) Chỉ khi nào môi trường có Lactozo, gen điều hòa mới tổng hợp ra protein ức chế.
(3) Vùng vận hành (Operator) là nơi enzim ARN polimeraza bám vào và khởi động phiên mã..
(4) Trong điều hòa hoạt động của gen qua Operon Lac, đường Lactozo có vai trò như một chất cảm ứng.
(5) Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 33:
Nhận định nào sau đây là đúng về di truyền ngoài nhân?
A. Gen ngoài nhân dược di truyền thẳng
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ
C. Gen ngoài nhân chỉ có trong ti thể của mọi loài sinh vật
D. Chứng động kinh ở người do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, nên nếu mẹ bị động kinh thì chỉ có con gái mới bị động kinh
Câu 34:
Nucleoxom là thành phần cấu tạo nên:
A. ADN
B. Nhiễm sắc thể
C. mARN
D. Protein
Câu 35:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=18. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có
A. 17
B. 27
C. 19
D. 54
Câu 36:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.
(2) CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(3) CLTN qui định chiều hướng tiến hóa và nhịp điệu tiến hóa.
(4) CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các thể với các kiểu gen khác nhau.
(5) CLTN chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chống lại alen trội.
Câu 37:
Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
A. Tính thoái hóa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính phổ biến
D. Tính đặc trưng
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây đúng về gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN
B. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau
C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao
Câu 39:
Trong kỹ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta không sử dụng những cấu trúc nào sau đây để truyền?
(1) Plasmid (2) ARN (3) Ribosome (4) ADN thể trực khuẩn
A. 2,3
B. 1,4
C. 3,4
D. 1,2
Câu 40:
Một gen có tổng số nucleotit trên hai mạch là 3000 và số liên kết hidro là 3900. Gen này có nucleotit loại G là bao nhiêu?
A. 450
B. 900
C. 600
D. 300
4307 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com