Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 6)

  • 11227 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Trong mã di truyền, có bao nhiêu tổ hợp các bộ ba không chứa X?

Xem đáp án

Đáp án: D

Số mã bộ ba không chứa X

=> chỉ chứa A, G, U

33 = 27


Câu 2:

Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch khuôn của gen có tỉ lệ các loại nucleotit A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nucleotit loại A, trên mỗi mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần. Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là:

Xem đáp án

Đáp án: C

Gen phiên mã ba lần lấy 360 nu A từ môi trường nội bào

=> Gen phiên mã một lần thì môi trường nội bào cung cấp số nucleotiti loại A là: 360 : 3 = 120 nu A

Số nucleotit trên phân tử mARN là : 120

Số nu A trên mARN chính bằng số nu trên mạch bổ sung của gen

Vậy số nu trên một mạch của gen là: 120 : 10% = 1200 nu

Gen phiên mã ba lần nên cần cung cấp 1200 x 3 = 3600 nu

Số bộ ba của mARN là: 1200 : 3 = 400, trong đó có 1 bộ ba kết thúc

Số tARN đã tham gia vào dịch mã là:  3 x 5 x (400 – 1) = 5985


Câu 3:

Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh này là:

Xem đáp án

Đáp án: B

Xét bệnh điếc bẩm sinh:

A – không bị bệnh   a – bị bệnh

Bố mẹ người chồng không bị bệnh sinh con gái điếc bẩm sinh aa

=> bố mẹ có kiểu gen dị hợp Aa

Do đó, xác suất kiểu gen của người chồng không bị bệnh: 13 AA : 23 Aa 

=> tần số len  2A : 1a

Người vợ không bị điếc nhận 1 alen a từ mẹ bị điếc bẩm sinh nên có kiểu gen Aa

Vậy xác suất con sinh ra không bị điếc là:

1 – 1312 56 

 Xét bệnh mù màu:

B – không mù màu    b – mù màu

Người chồng không mù màu có kiểu gen XB Y

Người vợ không mù màu nhận Xb từ bố bị mù màu nên có kiểu gen XB Xb

Xác suất sinh con trai không bị bệnh mù màu là: 

1212  = 14

Xác suất sinh con trai không mắc cả hai bệnh là: 

5614524 


Câu 4:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án: C

Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành đặc điểm thich nghi càng nhanh. Áp lực chọn lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: alen chọn lọc là trội hay lặn, cá thể đơn bội hay lưỡng bội,...

Áp lực chọn lọc cao ví dụ như chọn lọc alen lặn ở thể đơn bội, chọn lọc đào thải rất nhanh các kiểu gen quy định kiểu hình không thích nghi do gen luôn được biểu hiện bất kể trội lặn, nhờ đó nhanh chóng hình thành quần thể thích nghi

=> C sai

Sự chọn lọc làm mất đi những kiểu hình không thích nghi kèm theo đó là làm nghèo vốn gen, do đó làm giảm đa dạng sinh vật

=> A đúng

Cạnh tranh cùng loài, những con có sức sống cao hơn, sinh sản tốt hơn có ưu thế hơn, cạnh tranh tốt hơn so với những con có sức sống kém, sinh sản kém, do đó cũng là nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên

=> B đúng

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng duy nhất

=> D đúng


Câu 5:

Ở một loài thực vật, khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% cây cao, hạt vàng : 17,5% cây thấp, hạt trắng : 7,5% cây cao, hạt trắng : 7,5% cây thấp, hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 thụ phấn cho cây thấp, hạt trắng thì loại kiểu hình cây cao, hạt vàng ở đời con chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án: D

F1 đồng loạt cao vàng nên cao vàng là trội so với thấp trắng

A – cao   a – thấp,   B – vàng    b – trắng

Xét tỉ lệ kiểu hình :

Cao : thấp = 3 cao : 1 thấp => Aa x Aa

Vàng : trắng = 3 vàng : 1 trắng => Bb x Bb

Tỉ lệ phân li kiểu hình đề bài khác 9 : 3 : 3 : 1

=> hai gen cùng nằm trên 1 NST

F1 chỉ có dị hợp 2 cặp gen( Aa, Bb ) hoán vị chỉ xảy ra ở 1 bên

Xuất hiện cây thấp trắng abab nên nhận ab từ cây cái không xảy ra hoán vị, do đó kiểu gen F1 là ABab

Tần số giao tử ab ở cây đực là:

17,5% : 0,5 = 35%

Vậy tần số giao tử ở cây đực:

AB = ab = 35% ,  Ab = aB = 15%

Nếu cho cây F1 thụ phấn với cây thấp trắng thì kết quả giống với phép lai phân tích (tỷ lệ kiểu hình bằng tỷ lệ giao tử của cây F1)

ababABab 

Cây cao vàng : ABab= AB = 0,35

Do đó tỷ lệ cao vàng đời con là 35%


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận