Tổng hợp đề ôn tập thi THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 21)

  • 11230 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của operon Lac thì vùng khởi động (promotor) là

Xem đáp án

Đáp án D

Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của operon Lac thì vùng khởi động (promotor) là nơi mà ARN polymeraza  bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.


Câu 2:

Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan hô hấp giống nhau

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

- Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại.

- Mỗi NST có hình dạng cũng như kích thước đặc trưng, đặc biệt quan sát được rõ nhất là vào kì giữa của phân bào (vì nhiễm sắc thể co xoắn cực đại). NST kì giữa thường có tâm động (với trình tự nuclêôtit đặc biệt) và 2 đầu:

+ Đầu mút bảo vệ NST, giúp chúng không dính nhau.

+ Đầu có trình tự nuclêôtit khởi đầu nhân đôi là vị trí mà từ đó ADN ở NST bắt đầu nhân đôi.

Vì NST có tâm động nên đảo đoạn có thể có hoặc không mang tâm động.

→ A sai.

- Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản

→ B đúng.

- Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST

→ Sự hoạt động các gen có thể thay đổi.

→ Làm cho 1 gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động nữa hoặc tăng mức độ hoạt động.

→ Đột biến đảo đoạn có thể gây hại cho thể đột biến.

→ C đúng.

- Sự sắp xếp lại các gen

→ Góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng 1 loài.

- Trình tự các gen thay đổi

→ Nguyên liệu cho tiến hóa

→ D đúng.


Câu 4:

Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng:

Xem đáp án

Đáp án A

Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Sự tương đồng này không phản ánh phát triển theo hướng thoái bộ sinh học hay tiến bộ sinh học mà nó phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

Hóa thạch mới là bằng chứng trực tiếp, còn các đặc điểm giải phẫu chỉ là bằng chứng gián tiếp.


Câu 5:

Cho các thành phần kiến thức sau:

1. Gồm các tế bào chết.

2. Gồm các quản bào.

3. Gồm các mạch ống.

4. Gồm các tế bào sống.

5. Gồm các tế bào hình rây.

6. Gồm các tế bào kèm.

Đặc điểm cấu tạo của mạch rây là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

* Hình thái cấu tạo:

+ Tế bào ống rây: là các TB chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh

 Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây

+ Tế bào kèm: là các TB nằm cạnh TB ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ

Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các TB ống rây

→ 4, 5, 6 đúng


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận