Dạng 1: Sử dụng định nghĩa cổ điển về xác suất có đáp án

  • 1734 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Một hộp đựng 15 viên bi, trong đó có 7 viên bi xanh và 8 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi (không kể thứ tự) ra khỏi hộp. Tính xác suất để trong 3 viên bi lấy ra có ít nhất 1 viên màu đỏ.

Xem đáp án
Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi từ 15 viên bi thì số cách chọn là nΩ=C153=455.
Gọi A là biến cố “trong 3 viên bi lấy ra có ít nhất một viên màu đỏ”.
Số trường hợp thuận lợi cho biến cố A là:
Trường hợp 1: Lấy được 1 viên màu đỏ, số cách lấy là: C81.C72.
Trường hợp 2: Lấy được 2 viên màu đỏ, số cách lấy là: C82.C71.
Trường hợp 3: Lấy được 3 viên màu đỏ, số cách lấy là: C83.
Số trường hợp thuận lợi cho biến cố A là nA=C81.C72+C82.C71+C83=420.
Vậy PA=C81.C72+C82.C71+C83C153=1213.
Chọn D.

Câu 2:

Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1; 3; 5; 7; 9. Tính xác suất để tìm được một số không bắt đầu bởi 135.

Xem đáp án
Số phần tử không gian mẫu là nΩ=5!=120.
Gọi A là biến cố “số tìm được không bắt đầu bởi 135”.
Biến cố A¯ là biến cố “số tìm được bắt đầu bởi 135”.
Nhóm các số 1; 3; 5 thành 135 thì ta được số còn 3 phần tử. Số các số tạo thành thỏa mãn số 135 đứng đầu là 1.2.1 = 2 cách.
Vậy nA=1202=118 cách.
Vậy PA=nAnΩ=118120=5960.
Chọn C.

Câu 3:

Đề thi kiểm tra 15 phút có 10 câu trắc nghiệm mỗi câu có bốn phương án trả lời, trong đó có một phương án đúng, trả lời đúng mỗi câu được 1,0 điểm. Một thí sinh làm cả 10 câu, mỗi câu chọn một phương án. Tính xác suất để thí sinh đó đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Xem đáp án
Với mỗi câu hỏi, thí sinh có 4 phương án lựa chọn nên số phần tử của không gian mẫu là nΩ=410.
Gọi X là biến cố “thí sinh đó đạt từ 8,0 điểm trở lên”.
Trường hợp 1: Thí sinh đó là được 8 câu (tức là 8,0 điểm): Chọn 8 câu trong số 10 câu hỏi và 2 câu còn lại mỗi câu có 3 cách chọn đáp án sai nên có C108.32 cách để thí sinh đúng 8 câu.
Trường hợp 2: Thí sinh đó là được 9 câu (tức là 9,0 điểm): Chọn 9 câu trong số 10 câu hỏi và câu còn lại có 3 cách chọn đáp án sai nên có C109.31 cách để thí sinh đúng 9 câu.
Trường hợp 3: Thí sinh đó là được 10 câu (tức là 10,0 điểm): Chỉ có 1 cách duy nhất.
Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố X là nX=C108.32+C109.31+1=436.
Vậy xác suất cần tìm là PX=nXnΩ=436410.
Chọn A.

Câu 4:

Cho đa giác đều 20 đỉnh nội tiếp trong đường tròn tâm O. Chọn ngẫu nhiên 4 đỉnh của đa giác. Xác suất để 4 đỉnh được chọn là 4 đỉnh của một hình chữ nhật bằng

Xem đáp án
Số cách chọn 4 đỉnh trong 20 đỉnh là C204=4845=nΩ.
Gọi A là biến cố: “4 đỉnh được chọn là 4 đỉnh của một hình chữ nhật”.
Số đường chéo của đa giác đều đi qua tâm O của đường tròn là 10 (do đa giác có 20 đỉnh). Cứ hai đường chéo này tạo thành một hình chữ nhật. Do đó số hình chữ nhật được tạo thành là nA=C102=45.
Vậy PA=nAnΩ=454845=3323.
Chọn C.

Câu 5:

Cho hai đường thẳng song song ab. Trên đường thẳng a lấy 6 điểm phân biệt; trên đường thẳng b lấy 5 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm trong các điểm đã cho trên hai đường thẳng ab. Tính xác suất để 3 điểm được chọn tạo thành một tam giác.

Xem đáp án
Số phần tử của không gian mẫu nΩ=C113=165.
Gọi A là biến cố: “3 điểm được chọn lập thành một tam giác”.
Trường hợp 1: Chọn 2 điểm trên đường thẳng a và 1 điểm trên đường thẳng b có C62.C51 cách.
Trường hợp 2: Chọn 1 điểm trên đường thẳng a và 2 điểm trên đường thẳng b có C61.C52 cách.
Suy ra nA=C62.C51+C61.C52=135.
Vậy xác suất để 3 điểm được chọn tạo thành một tam giác là PA=nAnΩ=911.
Chọn D

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận