30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 14)

  • 25509 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

Xem đáp án

Đáp án : A

Nhận định đúng là A

Cá chép có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn cá rô phi

Loài có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn thì sẽ có sinh tồn ở những khu vực có nhiệt độ mà loài có giới hạn chịu nhiệt nhỏ hơn không sống được => vùng  phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi


Câu 2:

Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì

Xem đáp án

Đáp án : D

Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh  vì  tế bào thực vật có tính toàn năng cao hơn tế bào của động vật

Tế bào thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh

Ở động vật, các tế bào xoma không thể phát triển thành 1 cơ thể được  được, mà phải cần đến kĩ thuật nhân bản vô tính ( lấy nhân tế bào xoma ghép vào trứng đã bỏ nhân) .

Kĩ thuật này phức tạp, tốn kém xong lại cho ra các đời con có sức chống chịu kém, không có nhiều ý nghĩa


Câu 3:

Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng

Xem đáp án

Đáp án : C

Có số nuclêôtit  trên mạch 1 =  Số nuclêôtit  trên mạch 2 = Y

Mạch 1 :

            X1 – A1 = 10% số nu của mạch = 0,1Y

            G1 – X1 = 0,2m

Mạch 2 :

            G2 = 300

            A2 – G2 = 10% số nuclêôtit của mạch = 0,1Y

Theo nguyên tắc bổ sung : A2 = T1      và    G2 = X1

=>  Vậy X1 = 300       

và T1 – X= 0,1Y

Mà X1 – A1 = 0,1Y

=>  T1 – A1 = 0,2Y = G1 – X1

=>  T1 + X1 = A1 + G1

Mà Y = A1 + T1 + G1 + X1

Vậy ta có T1 + X1 = 0,5Y

Mà có T1 – X1 = 0,1Y

Giải ra, có X1 = 0,2Y

Mà X1 = 300

=>  Vậy Y = 1500

=>  Mỗi mạch của gen có 1500 nucleotit

=> Chiều dài gen : 1500 x 3,4 = 5100 (Ao) = 0,51 mm


Câu 4:

Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện

Xem đáp án

Đáp án : D

Đáp án D.

Biến động không theo chu kì

Vì rét hại là 1 kiểu thời tiết khắc nghiệt không diễn ra theo chu kì


Câu 5:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?

Xem đáp án

Đáp án : B

Xét các thế hệ từ F1 tới F: Thành phần kiểu gen trong quần thể không biến đỏi => chưa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên . 

Xét các thế hệ từ F2 tới F3 : tần số alen và thành phần kiểu gen bị thay đổi một cách đột ngột và sâu sắc, => quần thể chịu tác động của các  yếu tố ngẫu nhiên

Xét từ thế hệ F3 tới F5 tần số alen không đổi, thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp <=> giao phối không ngẫu nhiên


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

N

10 tháng trước

Nguyễn Xuân Ann

Bình luận


Bình luận