Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 8)

142 lượt thi câu hỏi 150 phút

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

Chọn các phát biểu đúng

Xem đáp án

Đoạn văn 1

CHÚNG TA CÓ ĐANG LÃNG PHÍ TIỀN CHO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG?

[1] Theo Báo cáo thị trường toàn cầu năm 2022 về thực phẩm chức năng do The Business Research thực hiện, quy mô thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 180,58 tỷ USD vào năm 2021 lên 191,68 tỷ USD trong năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,1%; dự kiến ​​sẽ tăng lên 243,83 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR là 6,2%. Tính đến năm 2021, châu Á Thái Bình Dương là khu vực lớn nhất, Tây Âu là khu vực lớn thứ hai về thị trường thực phẩm chức năng.

[2]  do phổ biến nhất được mọi người đưa ra khi sử dụng thực phẩm chức năng là vì sức khỏe nói chung cũng như để lấp đầy khoảng trống về chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Bệnh tim mạch và ung thư là 2 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (chiếm khoảng một nửa số ca tử vong hàng năm) ở Mỹ. Hầu hết người sử dụng thực phẩm chức năng đều cho rằng, thực phẩm chức năng có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa hiện tượng stress ô xy hóa (vốn xảy ra phổ biến ở các căn bệnh về tim mạch và ung thư). Ngoài ra, t lệ mắc các bệnh mãn tính bao gồm cao huyết áp và tiểu đường đang gia tăng cũng thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng về các loại thực phẩm chức năng.

[3] Tác dụng chưa rõ ràng và “lợi bất cập hại”

Trước khi thực hiện nghiên cứu nêu trên, USPSTF đã từng thực hiện một nghiên cứu tương tự vào năm 2014. Kết luận không có gì thay đổi. Đó là: không đủ bằng chứng để chứng minh bất kì lợi ích nào về việc tăng cường sức khỏe hay kéo dài tuổi thọ của một người bình thường khi dùng bổ sung các vitamin: E, D, A, B3, B6, C; canxi; beta carotene và selen. Tuy nhiên, USPSTF cho biết, có đủ bằng chứng để khuyến cáo không nên sử dụng các chất bổ sung beta carotene (chất mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A), để ngăn ngừa bệnh tim mạch hoặc ung thư vì “có thể tăng nguy cơ tử vong do tim mạch và ung thư phổi”. USPSTF cũng khuyến cáo, mọi người cũng không nên dùng bổ sung vitamin E vì “nó có thể không có lợi ích thực sự trong việc giảm t lệ tử vong, bệnh tim mạch hoặc ung thư”. Nhiều phụ nữ sau mãn kinh bổ sung vitamin D với hi vọng giảm gãy xương, nhưng USPSTF tuyên bố vitamin D kết hợp với canxi không ảnh hưởng đến t lệ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh. Kết quả mới của USPSTF dựa trên việc phân tích 84 nghiên cứu thử nghiệm về vitamin ở gần 700.000 người, từ năm 2014 đến nay, trong đó có 52 nghiên cứu mới về chủ đề này.

[4] Đầu năm 2022, Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) cũng đã đăng một loạt bài đánh giá về các chất dinh dưỡng bổ sung. Các đánh giá này dựa trên 22 nghiên cứu thử nghiệm so sánh vitamin với giả dược. Kết quả cho thấy, mọi thứ là “không thay đổi” khi bạn sử dụng vitamin hay giả dược. Điều đó có nghĩa là các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin không làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong. Sau vitamin và khoáng chất, dầu cá là chất bổ sung phổ biến thứ hai tại Hoa Kỳ và đang được khoảng 19 triệu người sử dụng. Nhiều người tin rằng, những viên nang màu hổ phách chứa axit béo omega-3 DHA và EPA này có thể làm dịu chứng viêm, giúp ngăn ngừa cục máu đông và có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm về tim. Tuy nhiên, theo PGS.TS Pieter Cohen (Trường Y Harvard, thành viên của nhóm nghiên cứu): “Không có dữ liệu thuyết phục nào cho thấy bổ sung omega-3 có thể ngăn ngừa các cơn đau tim đối với những người có nguy cơ”.

[5] Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc bổ sung liều lượng vitamin quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ, sử dụng quá mức vitamin A có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, ở liều cao có thể gây độc cho gan hoặc gây quái thai. Vitamin D có những tác hại tiềm ẩn khi dùng liều cao, chẳng hạn như nguy cơ tăng canxi trong máu và sỏi thận.

[6] Chúng ta nên làm gì để tăng cường sức khỏe

Thông điệp trên từ USPSTF có lẽ sẽ khiến chúng ta suy nghĩ kĩ hơn khi chi tiền cho việc mua thực phẩm chức năng. Mặc dù vậy, nên lưu ý rằng, những khuyến nghị của USPSTF áp dụng cho những người không mang thai và những người bị mắc các căn bệnh về thiếu hụt dinh dưỡng.

[7] TS Jeffrey Linder (Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Trường Đại học Feinberg - Đại học Northwestern, Hoa Kỳ) cho biết: một lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính, bao gồm chế độ ăn cân bằng có nhiều trái cây, rau quả và hoạt động thể chất. Trong đó, chế độ ăn Địa Trung Hải được đánh giá là chế độ ăn tốt nhất. Theo đó, nhóm các thực phẩm nên ăn nhiều, gồm: rau củ (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoăn, hành tây, cà rốt, cải mầm Brussels...), trái cây (táo, chuối, cam, nho, lê, dâu tây...), quả hạch (hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt chia, hạt macadamia, quả phỉ, hạt hướng dương, hạt bí ngô...), cây họ đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, đậu gà...), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch nguyên chất, gạo lứt, lúa mạch đen, đại mạch...), cá và hải sản, dầu ô liu nguyên chất, dầu quả bơ... Nhóm các thực phẩm nên ăn vừa phải: các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, phô mai và sữa chua. Nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu... Nhóm thực phẩm không nên ăn: những loại đồ uống có đường, thịt chế biến sẵn, các loại ngũ cốc tinh chế, dầu tinh chế... Chế độ ăn kiêng DASH (chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa tăng huyết áp) cũng được đánh giá cao. Cả 2 chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH đều tránh thực phẩm chế biến sẵn và tập trung vào trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt...

[8] Một số nhóm người cần bổ sung một vài loại vitamin nhất định. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 0,4-0,8 miligam axit folic/ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh cho thai nhi. Một số người cao tuổi có thể cần bổ sung thêm vitamin B12 và B6 vì sự hấp thụ các vitamin đó từ thực phẩm mất dần khi chúng ta già đi. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn so với những người trẻ tuổi. Họ có thể cần bổ sung vitamin D, nhưng liều lượng cần được bác sĩ kê đơn, vì các nghiên cứu cho thấy bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây hại cho cơ thể.

Nguồn: Xuân Quỳnh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, đăng ngày 28/07/2022

Câu 40:

PHẦN TƯ DUY ĐỌC HIỂU

Ý chính của bài viết là gì?

Xem đáp án

Câu 46:

 Đâu là nội dung không được suy ra từ đoạn [4]?

Xem đáp án

Câu 47:

Đâu là nội dung đúng khi nói về các nghiên cứu về thực phẩm chức năng?

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 49:

Thông tin nào được suy ra từ đoạn trích trên? 

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Đoạn văn 2

CHẾ TẠO BÊ TÔNG NHẸ CÓ KHẢ NĂNG CÁCH NHIỆT VÀ CHỊU LỰC

[1] Mỗi ngày, Hà Nội đang phải tìm cách xử hơn 2.500-3.000 tấn chất thải rắn xây dựng, trong khi Tp.HCM cũng khó khăn trong việc giải quyết trên 1.500 tấn rác thải xây dựng thu gom mỗi ngày. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử tốt, trong đó rác thải xây dựng chiếm từ 25-30%. Tuy nhiên, phần lớn các khu xử chất thải rắn hiện nay đều bị quá tải và chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp. Đó là lí do khiến ngành xây dựng đang nghĩ đến cách tiếp cận mới. Tái chế chất thải xây dựng.

[2] Một số chuyên gia đã đề xuất áp dụng các công nghệ nghiền tái chế được nhập khẩu từ nước ngoài, chẳng hạn như máy nghiền lắp đặt ngay tại chân công trình, cho phép nghiền tại chỗ các khối bê tông, vật liệu rắn thành các hạt nhỏ 3x4cm và cát mịn mà không cần tập kết ra bãi phế liệu. Điều này giúp chủ đầu tư có khả năng tận dụng được 70-100% phế thải xây dựng. Những hạt thành phẩm này có thể dùng làm cấp phối san lấp nền đường, sản xuất gạch lát vỉa hè, đê chắn sóng, thậm chí có thể dùng để chế tạo bê tông tươi.

[3] Một trong những ý tưởng mới được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar, Đức tìm ra là tái chế những hạt nghiền này ở cấp độ cao hơn, biến chúng thành những hạt cốt liệu nung rỗng có khối lượng nhẹ, và nhiều tính năng vượt trội. Ý tưởng này đã tiếp tục phát triển và thực hiện thành công khi các nhà khoa học ở Trường ĐH Xây dựng sử dụng vật liệu phá dỡ phế thải xây dựng ở Việt Nam để tạo ra các hạt cốt liệu nung tương tự.

[4] “Khi dùng hạt cốt liệu này để chế tạo ra những loại bê tông nhẹ cách âm cách nhiệt có khối lượng nhỏ hơn 30-60% so với gạch xây thông thường, ta có thể giảm chi phí đáng kể trong các công trình xây dựng do giảm được tải trọng tác dụng, qua đó giảm kích thước các kết cấu chịu lực và móng công trình” – Trưởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, Trường Đại học Xây dựng, cho biết.

[5] “Việc dùng phế thải xây dựng làm đầu vào để sản xuất hạt cốt liệu cũng giúp giảm gánh nặng chôn lấp phế thải và bảo vệ môi trường, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu để chế tạo vật liệu bê tông mà không cần sử dụng, khai thác mới các nguồn tài nguyên tự nhiên như đá, cát, sỏi.” PGS.TS. Phong nói thêm.

[6] Mặc dù công nghệ chế tạo các loại hạt cốt liệu nhẹ không quá mới mẻ, nhưng ở Việt Nam đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng công nghệ nung và sử dụng đầu vào là phế thải xây dựng. Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu đã tập hợp các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, bao gồm hóa silicat, vật liệu và kết cấu xây dựng.

[7] Nhóm đã thu thập các loại vật liệu thô, phân loại và nghiền hỗn hợp đến độ mịn nhỏ hơn 100 µm, cấp phối theo t lệ nhất định, sau đó trộn với các phụ gia phồng nở; vê viên tạo hạt nhỏ dưới 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ khoảng 1200oC trong thời gian lí tưởng từ 6-9 phút. Kết quả tạo ra các hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m3.

[8] “Do các hạt cốt liệu nhẹ chế tạo từ phế thải xây dựng nên chúng tôi không kì vọng chúng có khả năng chịu lực quá cao.” PGS.TS Phong chia sẻ. “Bù lại, các hạt cốt liệu nhẹ có thể có nhiều ứng dụng khác nhau. các hạt loại chất lượng thấp có thể dùng làm đất trồng cây để giữ ẩm cùng các chất dinh dưỡng trong các lỗ rỗng của chúng, các hạt chất lượng tốt hơn có thể làm vật liệu cách âm cách nhiệt như gạch chống nóng, tấm vách ngăn; những hạt có cường độ tốt nhất có thể được sử dụng làm vật liệu chịu lực như tấm sàn bê tông nhẹ. Ngoài ra, các hạt này có thể làm vật liệu lọc trong ngành công nghiệp”.

[9] Từ những hạt vật liệu này, họ đã chế tạo ra 2 loại thành phẩm – một dạng bê tông cách nhiệt có khối lượng thể tích 600-900 kg/m3, và một dạng bê tông nhẹ chịu lực có cường độ chịu nén từ 20-25 Mpa.

[10] Về mặt công nghệ, mặc dù nắm được quy trình để tạo ra các hạt vật liệu nhẹ, nhưng các chuyên gia cũng thừa nhận rằng việc nung trên cơ sở lò quay vẫn là khâu thách thức nhất hiện nay. Đây là mấu chốt của cả dây chuyền sản xuất cho công suất lớn. Hiện công nghệ chế tạo lò vẫn chưa thể nội địa hóa mà phải nhập khẩu, do vậy chi phí vẫn còn cao. Hơn thế nữa, quy trình đòi hỏi nhiệt độ nung phải trên 12000C – tức nhiệt lượng sử dụng khá lớn và có thể khiến tổng chi phí tăng lên. Một số ý kiến phản hồi cũng cho rằng công nghệ nung vẫn có thể tạo ra khí thải nên chưa đủ “xanh” cho môi trường.

[11] Trước những vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số hướng khắc phục, kết hợp với công nghệ môi trường – chẳng hạn tận dụng khí gas từ chất thải hữu cơ làm năng lượng đốt lò – để giảm thiểu tác động, hoặc tạo ra một quá trình sản xuất liên tục để giảm hao phí năng lượng và chi phí vận hành. Trong tương lai, họ cũng xem xét nghiên cứu thêm cách hạ thấp nhiệt độ nung để nâng cao hiệu quả kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm hạt nhẹ này.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chế tạo bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và chịu lực,

Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 18/12/2020)

Câu 50:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 54:

Cụm từ “những hạt nghiền này” trong đoạn [3] chỉ những vật liệu được tái chế từ.

Xem đáp án

Câu 55:

Theo PGS.TS. Nguyễn Hùng Phong, việc sử dụng bê tông nhẹ giúp

Xem đáp án

Câu 58:

 Ý chính của đoạn [10] là gì?

Xem đáp án

Câu 59:

Theo đoạn [11], phương án nào sau đây KHÔNG phải hướng hoàn thiện quy trình sản xuất hạt cốt liệu nhẹ?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6:

Thí nghiệm giao thoa 2 nguồn sáng kết hợp được bố trí như sau:

Trên màn quan sát E sẽ quan sát được một hệ vân sáng tối xen kẽ nhau.

Những vạch sáng là chỗ ánh sáng tăng cường lẫn nhau.

Thí nghiệm trên là thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, sơ đồ rút gọn được thể hiện như sau:

a là khoảng cách giữa hai khe, D là khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát. Khi đó khoảng vân i – khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) liên tiếp được xác định bằng: . Trong đó λ là bước sóng của ánh sáng truyền đi.

Câu 62:

Một trong hai khe hẹp được làm mờ sao cho nó chỉ truyền ánh sáng được bằng ½  cường độ sáng của khe còn lại. Kết quả xảy ra là:

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Một nam châm sẽ tác dụng lên bất kì mảnh vật liệu từ tính nào ở gần đó. Ta nói xung quanh nam châm có một từ trường. Hình 1 cho thấy cách chúng ta biểu diễn từ trường của một thanh nam châm bằng cách sử dụng các đường sức từ.

Hình 1

Sử dụng vật liệu từ tính chỉ là một cách để tạo ra nam châm. Một phương pháp thay thế là sử dụng nam châm điện. Một nam châm điện điển hình được làm từ một cuộn dây đồng. Một cuộn dây như thế này đôi khi được gọi là cuộn dây điện từ. Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ xuất hiện một từ trường xung quanh cuộn dây (Hình 2). Dây đồng thường được sử dụng vì nó có điện trở thấp, mặc dù các kim loại khác cũng vậy. Cuộn dây không nhất thiết phải được làm từ vật liệu từ tính. Khi đó dòng điện tạo ra từ trường.

Hình 2

Có ba nhận xét về cách để tăng cường độ của nam châm điện:

Cách 1: tăng dòng điện chạy qua nó - dòng điện càng lớn thì cường độ từ trường càng lớn.

Cách 2: tăng số vòng dây trên cuộn dây - điều này không có nghĩa là làm cho cuộn dây dài hơn mà là dồn nhiều vòng dây vào cùng một không gian để tập trung từ trường.

Cách 3: thêm lõi sắt mềm - lõi sắt bị từ trường hút mạnh và điều này làm cho toàn bộ từ trường mạnh hơn nhiều.

Khi dòng điện chạy qua cuộn dây, một từ trường được tạo ra bên trong và bên ngoài cuộn dây.

Câu 68:

Một hệ gồm 4 nam châm được sắp xếp như hình sau. Các nhận xét sau đây về tương tác giữa các nam châm là đúng?

Xem đáp án

Câu 72:

Một học sinh thực hiện tạo ra một cuộn dây điện từ. Ban đầu, số vòng dây quấn là a (vòng ). Sau đó, học sinh quấn thêm một số lượng vòng dây. Kết luận nào sau đây về cường độ từ trường của cuộn dây.

Xem đáp án

Câu 73:

Với cùng một hiệu điện thế. Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra nam châm điện mạnh nhất.

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Acid và base là những chất hóa học phản ứng với nhau và các nguyên tố khác để tạo ra các hợp chất như muối. Các nhà hóa học đã thảo luận rất nhiều về phản ứng đặc biệt giữa acid và base, và dưới đây là ba lý thuyết chính cố gắng giải thích cách acid và base phản ứng với nhau:

Lý thuyết 1: Thuyết acid/base của Arrhenius tập trung vào hydrogen và cách acid và base trung hòa nhau để tạo thành muối và nước. Acid phân li trong dung dịch thành ion H+, trong khi base phân li trong dung dịch thành ion Khi thêm acid vào nước, sẽ làm tăng lượng ion (có thể được quan sát dưới dạng ion hoặc giảm lượng ion có mặt trong dung dịch. Ngược lại, một base sẽ làm tăng lượng ion hoặc giảm lượng ion khi hoà tan vào nước. Đây là cách duy nhất để xác định xem một chất là acid hay base. Khi một acid tiếp xúc với một base, một phản ứng trung hòa xảy ra khi proton của acid kết hợp với các ion hydroxide để tạo ra nước và muối.

Lý thuyết 2: Thuyết Bronsted-Lowry liên quan đến sự nhường ion của acid cho base và sự hình thành các cặp liên hợp. Thuyết này định nghĩa acid là chất cho proton, base là chất nhận proton. Vì các phản ứng có thể xảy ra thuận nghịch nên các acid bị loại bỏ ion sẽ trở thành base liên hợp của acid đó và các base nhận ion  đó trở thành acid liên hợp của base ban đầu. Điều này là đúng bởi vì nếu đảo ngược phản ứng, acid trước đó mất proton sẽ nhận lại ion (trở thành base) và base trước đó đã nhận proton sẽ cho đi (trở thành acid). Các phản ứng sau đó tạo ra các base và acid mới, không trung hòa để tạo ra muối và nước. Lý thuyết acid - base này không cần dung môi.

Lý thuyết 3: Lý thuyết Lewis loại bỏ mối quan tâm với các ion  và tập trung vào việc tặng cặp electron. Theo lý thuyết này, acid là những chất có thể nhận một cặp electron trong khi base là những chất có thể cho đi một cặp electron. Điều này mở rộng việc xem xét một chất là base hay acid một cách rõ rệt hơn, loại bỏ nhu cầu xác định các chất dựa trên việc sử dụng ion . Các hợp chất có chỗ trống trong lớp vỏ 8 electron có thể được coi là acid theo thuyết Lewis và các hợp chất có dư electron để hình thành lớp vỏ 8 electron có thể được coi là base theo thuyết Lewis.

Câu 76:

Lý thuyết nào ủng hộ khái niệm rằng các phản ứng acid - base dựa trên sự cho - nhận giữa acid và base? 

Xem đáp án

Câu 77:

Giả sử có một khám phá mới phát hiện ra rằng các phản ứng acid - base không thực sự đảo ngược. Khám phá này sẽ bác bỏ hoàn toàn khái niệm nào?

Xem đáp án

Câu 78:

Lý thuyết nào sẽ coi BF3 là một acid?

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Một sinh viên thực hiện thí nghiệm nghiên cứu phản ứng phân hủy một muối carbonate của kim loại hóa trị II bằng hai phương pháp thông qua hai thí nghiệm khác nhau.

Thí nghiệm 1:

Bước

Nội dung thực hiện

Số liệu (gam)

1

Đo khối lượng của ống nghiệm rỗng

59,14

2

Đo khối lượng của ống nghiệm và muối carbonate trước khi nung

63,34

3

Đo khối lượng của ống nghiệm và muối carbonate sau khi nung lần 1

61,78

4

Đo khối lượng của ống nghiệm và muối carbonate sau khi nung lần 2

61,14

5

Đo khối lượng của ống nghiệm và muối carbonate sau khi nung lần 3

61,14

Thí nghiệm 2:

Thiết lập hệ thống thiết bị thể hiện trong sơ đồ dưới đây. Cân chính xác m gam muối carbonate. Mở nút cao su và nhanh chóng thêm lượng muối trên vào bình tam giác đã có chứa dung dịch HCl. Đến khi muối carbonate đã bị hòa tan hoàn toàn, quan sát thấy piston bị đẩy ra do phản ứng sinh khí  đến điểm dừng như hình vẽ.

Câu 81:

Khối lượng muối carbonate đã dùng trong thí nghiệm 1 là

Xem đáp án

Câu 87:

Các sinh viên khác cũng làm tương tự thí nghiệm này nhưng thấy rằng các kết quả có thể khác nhau. Lý do nào dưới đây không hợp lý để giải thích sự khác nhau ở trên?

Xem đáp án

Đoạn văn 7

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Ở các loài thú, có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn tạp (vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật). Cho dù là sử dụng nguồn thức ăn nào thì cấu tạo của cơ quan tiêu hóa đều phù hợp với nguồn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa.

Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, răng cửa lấy thịt ra khỏi xương, răng nanh cắm vào con mồi và giữ mồi, răng ăn thịt rất phát triển, có chức năng xé thịt thành những miếng nhỏ, răng hàm kém phát triển; khớp hàm và cơ thái dương lớn tạo ra chuyển động lên xuống, giúp ngậm miệng giữ chặt con mồi. Ống tiêu hóa nhỏ, ngắn, dạ dày đơn có khả năng co giãn lớn, manh tràng kém phát triển.

Động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai): Thức ăn là thực vật, dễ kiếm, nhưng nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa thì cơ quan tiêu hóa có đặc điểm: Ăn nhanh và nhiều. Răng thích hợp với giật cỏ và nghiền thức ăn: Hàm trên có tấm sừng thay cho răng cửa và răng nanh. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau, có tác dụng tì cỏ vào tấm sừng hàm trên, có khoảng trống không răng tạo điều kiện cho chuyển động của cỏ. Răng trước hàm và răng hàm có các gờ xi măng nổi trên bề mặt, làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn. Khớp hàm, cơ cắn và cơ bướm giữa phát triển làm cho hàm chuyển động sang hai bên có tác dụng trong nhai, nghiền cỏ. Dạ dày 4 túi (Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế). Dạ cỏ có chứa hệ vi sinh vật phân giải xenlulô và chuyển hóa thành protein. Ruột rất dài, manh tràng phát triển và cũng có hệ vi sinh vật cộng sinh.

Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn (ngựa, thỏ,...): Mặc dù không chuyên hóa cao như động vật nhai lại nhưng chúng vẫn có những đặc điểm thuận lợi cho việc tiêu hóa xenlulôzơ, đó là: Dạ dày có kích thước lớn, ở giữa có eo thắt, chia dạ dày làm hai ngăn, ngăn phía trên (giáp với thực quản) không có dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải xenlulôzơ hoạt động. Ruột dài, manh tràng phát triển. Khi ăn, chúng thường nhai kĩ hơn trâu bò. Một số loài như thỏ, do hiệu quả tiêu hóa không cao nên chúng có tập tính tiêu hóa lại, thức ăn sau khi đi qua ống tiêu hóa, tiếp tục được ăn trở lại và tiêu hóa thêm một lần nữa.

Câu 90:

Ở động vật ăn thịt, loại răng nào kém phát triển nhất?

Xem đáp án

Câu 93:

Điều gì giúp động vật nhai lại nghiền nát thức ăn?

Xem đáp án

Câu 94:

Điểm nào sau đây là điểm giống nhau của cơ quan tiêu hóa ở nai và thỏ?

Xem đáp án

Đoạn văn 8

VIRUS CÚM A

Virus cúm là tác nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp trên ở chim, thú và người. Có ba chi virus cúm, đó là cúm A, B và C. Trong đó, virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh trong thời gian gần đây. Các loại virus cúm A được xác định dựa vào hai kháng nguyên bề mặt, đó là gai H (Hemagglutinin) và gai N (Neuraminidase). Hiện nay đã xác định được 18 loại gai H (H1-H18) và 11 loại gai N (N1-N11). Như vậy, theo lí thuyết có thể tạo ra khoảng 198 loại virus cúm A.

Hình 1. Cấu trúc của virus cúm A

Gai H còn được gọi là nhân tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào. Kháng thể tương ứng với gai H là kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu có tác dụng bảo vệ. Gai N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc để virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào. Kháng thể tương ứng kháng nguyên N có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Khi các kháng nguyên trên bề mặt virus thay đổi sẽ tạo ra những biến chủng virus mới, có hai kiểu thay đổi kháng nguyên là: hoán vị kháng nguyên và biến thể kháng nguyên.

- Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): xảy ra khi có 2 hoặc nhiều chủng virus với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền và cùng lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn genome hoán vị với nhau tạo ra chủng virus mới.

- Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): là quá trình đột biến ngẫu nhiên ở gen mã hóa hemagglutinin dẫn đến thay đổi một số loại axit amin trong protein hemagglutinin.

Virus cúm xâm nhiễm vào đường hô hấp theo các giọt bắn thông qua tiếp xúc với các nguồn bệnh có chứa virus. Khi vào trong cơ thể người, virus xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô đường hô hấp; virus cũng có thể xâm nhiễm vào các tế bào phế nang, tế bào tuyến nhày và đại thực bào. Ở trong các tế bào bị nhiễm, virus nhân lên trong vòng 4 - 6 giờ, sau đó phát tán và lây nhiễm sang các tế bào và vùng lân cận rồi biểu hiện bệnh trong vòng 18 - 72 giờ. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Câu 96:

Virus cúm khi vào cơ thể sẽ không xâm nhim vào loại tế bào nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 97:

Vật chất di truyền của virus cúm A là

Xem đáp án

4.6

28 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%