Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 29)

39 người thi tuần này 4.6 250 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: 

B-LEARNING VÀ ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC ĐẠI HỌC

[0] Dạy học kết hợp (BL) đang là một hình thức dạy học được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trên thế giới. Những nghiên cứu cho thấy BL khá phù hợp với dạy học ở bậc đại học trong thời đại kỷ nguyên số.

[1] BL được xem là một dạng thức học tập kết hợp giữa học tập mặt đối mặt (F2F) và học tập trực tuyến (OL). Trong đó, dạng đơn giản nhất là kết hợp giao tiếp đối thoại trực tiếp trên lớp và tương tác gián tiếp qua môi trường mạng nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Mặc dù định nghĩa có vẻ đơn giản, song thực tế triển khai BL phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, điều cần thiết là phải thiết kế lại cấu trúc, cũng như cách tổ chức dạy học, sao cho đáp ứng được các nguyên tắc chủ yếu sau: Tích hợp chặt chẽ giữa F2F và OL; Thiết kế lại khóa học (nội dung, tổ chức, phương pháp…) sao cho tối ưu sự tham gia của người học; Cấu trúc lại và thay thế cách liên lạc/giao tiếp truyền thống

[2] Tích hợp chặt chẽ giữa F2F và OL không phải là sự cộng cơ học giữa 2 hình thức này, mà phải phối kết hợp với nhau theo trình tự, vừa đảm bảo được tính linh hoạt, phát huy được điểm mạnh của từng hình thức học tập, đồng thời giảm bớt sự hạn chế của chúng. Sự tích hợp này để bổ sung cho nhau. Chẳng hạn F2F rất hữu dụng cho việc giao tiếp, giải thích hay làm mẫu cần có sự tương tác giữa người và người; trong khi OL rất thuận lợi cho việc tự học, chủ động về thời gian và cần sự tự giác của người học, đồng thời đáp ứng được đào tạo với số lượng học viên lớn trong cùng thời điểm, nên tiết kiệm không gian lớp học truyền thống cũng như chi phí liên quan.

[3] Giáo dục đại học với chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mặt khác, giáo dục đại học cũng hướng tới sự khai phóng, tạo điều kiện cho người học được chủ động, sáng tạo trong tư duy, học tập và làm việc với động lực và sự tự giác cao. Hình thức học tập trực tuyến rất phù hợp với những người có khả năng tự lực, tự giác và độc lập cao vì họ được giao quyền chủ động trong việc kiểm soát tiến trình học tập và có khả năng tự tìm kiếm giải pháp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập.

[4] Với hình thức OL, để phát huy tối đa hiệu quả, khóa học trực tuyến phải được thiết kế phù hợp với khả năng người học, có sẵn các dạng tài nguyên phong phú, đồng thời có những biện pháp kịp thời hỗ trợ người học (ví dụ: diễn đàn học tập, ghi nhận những khó khăn gặp phải của người học, giải đáp thắc mắc trực tuyến….). Vì thế, để tổ chức thành công hình thức dạy học này, đòi hỏi cần sự đầu tư về nền tảng thiết bị, công nghệ và thiết kế nội dung học tập cũng như phương pháp dạy học phù hợp. Tuy vậy, thực tế cho thấy người học khác nhau về nhiều mặt: phong cách, năng lực, sở thích, kinh nghiệm, trải nghiệm học tập... Đối với hình thức học tập OL, người học còn gặp phải các vấn đề: (i) thiếu sự tương tác giữa người dạy-người học và người học với nhau; (ii) sự thiếu động lực, hứng thú khi đọc tài liệu trực tuyến và (iii) trở lực trong việc tự chủ động học tập.

[5] Chính vì vậy, BL sẽ giúp khắc phục những vấn đề tồn tại của F2F và cả OL, khi kết hợp được sự tương tác trực tiếp của người dạy trên lớp để giải đáp, khuyến khích, nhắc nhở và động viên và sự hỗ trợ cao của công nghệ với hình thức OL. Bên cạnh đó, bằng sự thay đổi phương pháp dạy học, chẳng hạn sự thay đổi tiến trình dạy học với hình thức dạy học đảo trình hay lớp học đảo, sẽ khuyến khích sự chủ động của người học tìm hiểu trước kiến thức và nhận được giải đáp, hỗ trợ phù hợp của người dạy.

[6] Những nghiên cứu đều khẳng định sự tích cực và phù hợp của hình thức dạy học BL đối với việc dạy học ở bậc đại học; tăng cường hiệu quả học tập, khuyến khích tạo ra một môi trường linh hoạt, năng động, sáng tạo và thúc đẩy sự tự học, tự nghiên cứu đối với người học. Người học có sự hài lòng, và do đó có thái độ tích cực đối với BL. Sự tham gia tích cực của họ vào quá trình học tập, vì thế sẽ có kết quả khả quan đối với các bài kiểm tra theo tiến trình, cũng như cuối khóa. Vì vậy, nghiên cứu về BL và áp dụng hình thức dạy học này ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

(Theo Vũ Thái Giang và, Nguyễn Hoài Nam, trích Dạy học kết hợp: một hình thức phù hợp với dạy học đại học ở Việt Nam thời đại kỷ nguyên số đăng trên Tạp chí nghiên cứu khoa học của Đại học Sư phạm Hà Nội, 2022.)

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu

Hình thức dạy học kết hợp (BL) được nhắc đến trong bài viết có ưu thế gì so với các hình thức học tập đã được triển khai trước đó?

Xem đáp án

Câu 2:

Theo bài viết, hình thức đơn giản nhất của phương pháp dạy học kết hợp là gì? 

Xem đáp án

Câu 4:

Tích hợp chặt chẽ giữa học tập mặt đối mặt (F2F) và học tập trực tuyến (OL) trong hình thức dạy học kết hợp (BL) có mục tiêu gì?

Xem đáp án

Câu 6:

Theo bài viết, tại sao hình thức học tập trực tuyến (OL) được xem là phù hợp cho những người có khả năng tự lực, tự giác và độc lập cao?

Xem đáp án

Câu 8:

Theo bài viết, phương pháp BL đã khuyến khích sự chủ động của người học thông qua điều gì?

Xem đáp án

Câu 10:

Theo bài viết, hình thức dạy học kết hợp (BL) ở bậc đại học ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia và hiệu quả học tập của người học?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: 

VƯỜN HẠCH ĐÀO

[1] […] Lý do duy nhất và cuối cùng của ông là cái chân què. Ở vùng sơn địa, sự đãi ngộ đối với nhũng người tàn phế, và những quan chức là thế này: Họ chỉ gọi họ mà không bao giờ gọi tên. La Lục Tử lại rơi vào cả hai trường hợp ấy, ở trụ sở công xã, ở trên bàn hội nghị, trước mặt ông, họ gọi ông là La bí thư, nhưng trong xóm ngõ, trong bếp núc, sau lưng ông mọi người gọi ông là La què. Nhất là trên con đường cái quan trải nhựa thẳng tắp, và hai bên đường là những hàng dương cao vút, ông từ xa đi tới, bước thước tư, bước thước bảy, mọi người chế giễu ông là đôi chân không nhất trí, và ông chê mặt đường trải lệch.

Năm năm mươi tuổi, ông bị què chân. Tám chín năm trở lại đây, cái chân què ấy có đặc dị công năng: Cứ mỗi khi trời u ám đổ mưa, cái chân lại đau, và mỗi khi đau là y như trời đổ mưa, u ám, chính xác chẳng khác gì những máy móc tinh vi. Về sau, cũng không còn chính xác lắm nữa. Bác sĩ bảo rằng nó đã trở thành bệnh tâm lý, nói đau là đau liền, nói không đau là không đau ngay tắp lự, cứ như người giả vờ ốm vậy. Khí hậu ở vùng sơn địa thay đổi thất thường, ông lo rằng cứ đau như thế và kéo dài mãi, ông đến chết mất.

— Ba mươi năm… mới đấy mà đã ba mươi năm rồi…

Ông thích xòe những ngón tay, nhớ lại những năm tháng của mình.

— Lẽ nào mà sau ba mươi năm, bố lại kéo lê cái tập tễnh ấy về quê?

Con gái, con rể ông nói thế, khiến ông im không nói gì.

Nhưng khi còn lại một mình trong nhà, ông lại thêm một lần nữa nhất quyết trở về bình nguyên Quan Trung quê cũ.

[2] Tính nết ông ương bướng, bản thân ông cũng biết rõ điều đó, nhưng không sao thay đổi đi được. Khi bà lão còn sống, thường hay ngăn cản ông, mỗi khi họp hành, ông phải báo cáo, bao giờ bà lão cũng ngồi ngay ở hàng ghế đầu. Khi thấy ông hơi hơi nổi nóng lên, nói năng đã bắt đầu quá lời, bà liền đưa mật cho ông. Ông xem chiếu bóng, phim Lâm Tắc Từ, ông rất tâm đắc với bức hoành mang hai chữ Nén Giận (Chế Nộ) treo ở trong phòng Lâm Đại Nhân, và trong một thời gian dài, ông đã từng gọi bà lão là bà Nén Giận.

Đến nay bà lão đã mất, tính nết ông không còn bị gò bó, kiểm soát nữa, cái quyết tâm trở lại bình nguyên quê cũ không còn ai có thể lay chuyển được nữa, ông bắt tay vào việc thu xếp hành trang.

[3] Đồ đạc trong nhà ông ít ỏi đến thảm hại. Ba mươi năm trước ông còn là một chàng trai tơ, từ Quan Trung lên vùng sơn địa Thương Châu, làm anh liên lạc trong ủy ban huyện. Ngày ấy công văn giấy tờ không nhiều, lại chẳng phải dậy sớm hàng ngày để lấy nước sẵn cho ông Huyện trưởng rửa ráy, hoặc phải quét dọn gì, mà chỉ có mỗi một việc là Huyện trưởng sai chạy giấy xuống các xã bằng ngựa, ông chỉ việc lo ăn lo uống cho chú ngựa là xong. Về sau ông làm nhân viên bán hàng, rồi cán sự công xã, thậm chí còn gánh vác cả công việc của Hội Phụ nữ — khi ấy cán bộ nữ còn rất ít — ông đã làm chủ nhiệm Hội Phụ nữ. Cũng trong thời kỳ ấy ông có làm quen được với một cô gái người địa phương, và từ đó cô trở thành vợ ông. Thời ấy người ta không ưa việc mua sắm đồ đạc gia đình, mãi về sau này mới có cái mốt mua sắm thêm mấy chục cái chân, nhưng thói quen của ông không thay đổi được nữa. Vì thế, trong nhà ông bây giờ, chỉ có hai chiếc hòm con con mối mọt, và chỉ trong một buổi tối ông đã thu xếp xong mọi thứ hành trang. Ông đi đến mộ vợ ông lần cuối để từ biệt bà lão, ông ngồi trước mộ bà rất lâu, sau đó ông đến vái mấy vái trước hai nấm mộ cha mẹ mình đặt phía sau ngôi mộ vợ ông.

Nhưng cô con gái và cậu con rể kiên quyết không cho ông ra đi, họ đem hai chiếc hòm nát giấu về nhà ở trên huyện.

[4] Trong thời gian còn chưa ra đi được, ông sống một mình trong một gian phòng tập thể của công xã. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, ông thường thích một mình ra ngồi trên một mỏm núi trước trụ sở công xã. Mỏm núi rất dốc, bên dưới là một dòng sông. Dòng sông bao quanh một khối đá tròn to như thế, nên con sóng, trước sau chỉ đập vào một nơi, không đổi thay sắc thái, lúc nào cũng chỉ là một màu trắng, không giống tuyết, cũng không giống hoa, mà nó giống như những dải giấy trắng nhỏ, dài, vo thành từng mớ, từng mớ. Không khí vùng sơn địa thật trong lành, ngồi ngắm nhìn sự đổi thay của bóng mây, dáng núi; lắng nghe tiếng âm nhạc của sông găm vào vách núi, vậy mà lòng ông rối loạn, mà chẳng tìm cho ra được đầu nào, mối nào. Những lúc như thế ông thường lần trong túi, lấy ra hai hạt hạch đào, vò vò trong tay khiến chúng vang lên những tiếng lách cách, lách cách nho nhỏ.

Hai hạt hạch đào không to, đầy những nếp nhăn dọc ngang xoắn xuýt, và ông quý mến nó, coi nó như một thứ bảo bối của mình, đi đâu ông cũng mang theo nó trong người, và khi không có việc gì, ông lại lấy nó ra vo vo trong tay, làm cho nó vang lên những tiếng lách cách, lách cách. Mồ hôi trong tay làm cho hai hạt hạch đào bóng lộn lên, và đổi thành màu nâu sậm, đến độ trông chúng chẳng còn có vẻ là hạt hạch đào nữa.

(Trích “Vườn hạch đào” – Giả Bình Ao)

Câu 11:

Theo tác giả, những người tàn phế và quan chức tại vùng sơn địa đều nhận được đãi ngộ là gì?

Xem đáp án

Câu 12:

Nhân vật La Lục Tử cảm thấy tự ti nhất với mọi người trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án

Câu 13:

Theo lời của bác sĩ, cái chân què đã kéo theo hệ lụy: 

Xem đáp án

Câu 14:

Vì sao khi La bí thư đi họp thì vợ ông luôn phải ngồi ở hàng ghế đầu tiên?

Xem đáp án

Câu 16:

Công việc kì quặc nhất mà La Lục Tử từng làm là: 

Xem đáp án

Câu 18:

Trong thời gian chưa về quê được, La Lục Tử có tâm trạng như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 19:

Việc La Lục Tử vò hai hạt hạch đào trong tay có ý nghĩa gì với ông? 

Xem đáp án

Câu 20:

Nội dung chính là văn bản là: 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 26: 

Chu trình nitrogen trên cạn

Tầm quan trọng sinh học: Nitrogen là thành phần quan trọng của các amino acid, protein, nucleic acid và thường giới hạn sinh trưởng của thực vật.

Các dạng nitrogen cần thiết cho sự sống: Thực vật sử dụng 2 dạng nitrogen vô cơ (đạm vô cơ) – ammonium (NH4+), nitrate (NO3-) và một số dạng nitrogen hữu cơ như amino acid. Hầu hết các vi khuẩn có thể sử dụng tất cả các dạng nitrogen kể cả nitrite (NO2-). Trong khi động vật chỉ sử dụng nitrogen hữu cơ.

Nguồn dự trữ nitrogen: Nguồn dự trữ nitrogen chủ yếu là bầu khí quyển, với 80% khí nitrogen (N2). Nguồn dự trữ khác là trong đất và các trầm tích hồ, sông và đại dương (nitrogen liên kết); nước bề mặt và nước ngầm (nitrogen hòa tan); và sinh khối của sinh vật sống.

Các quá trình chủ yếu: Con đường chính của nitrogen đi vào hệ sinh thái là cố định nitrogen phân tử (N2) thành dạng đạm có thể sử dụng để tổng hợp thành phần nitrogen hữu cơ. Một số phân tử nitrogen cũng có thể được cố định nhờ ánh sáng mặt trời. Các dạng phân đạm NH4+ và NO3hình thành trong bầu khí quyển, theo nước mưa và bụi đi vào các hệ sinh thái. Quá trình ammonia hóa phân giải chất hữu cơ thành đạm ammonium (NH4+). Quá trình nitrate hóa, qua hoạt động của vi khuẩn nitrate hóa, phân giải đạm ammonia thành đạm nitrate (NO3-). Dưới điều kiện kị khí, vi khuẩn phản nitrate hóa sử dụng đạm NO3- trong quá trình trao đổi chất thay cho O2 và giải phóng N2 – quá trình này được gọi là phản nitrate hóa.

Câu 21:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Thực vật sử dụng nitrogen dưới dạng

Xem đáp án

Câu 22:

Sơ đồ nào sau đây mô tả quá trình phản nitrate hóa?

Xem đáp án

Câu 23:

Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì 

Xem đáp án

Câu 24:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitrogen, phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 27 đến 33: 

Khi một vật nổi trên bề mặt chất lỏng thì một phần của vật nằm ở phía trên bề mặt chất lỏng và phần còn lại chìm trong nước. Để nghiên cứu sự nổi của một vật có phụ thuộc vào tỉ trọng của vật không, một học sinh đã làm thí nghiệm sau:

Bảy vật (từ A đến G) có tỉ trọng khác nhau được đặt lần lượt vào trong các bình chứa 4 chất lỏng khác nhau. Tỉ trọng là tỉ lệ giữa khối lượng riêng của một vật so với khối lượng riêng của nước ở một nhiệt độ nhất định.

Bảng 1 liệt kê các vật và tỉ trọng tương ứng của chúng ở nhiệt độ 20°C.

 

Bảng 2 liệt kê 4 chất lỏng và tỉ trọng của chúng ở nhiệt độ 20°C.

 

Hình 1 cho thấy, mỗi chất lỏng tương ứng với một biểu đồ tỷ lệ phần trăm phần vật bị chìm trong chất lỏng của từng vật theo tỉ trọng của chúng.

Câu 27:

Vật có tỉ trọng lớn nhất ở nhiệt độ 20℃ là 

Xem đáp án

Câu 30:

Giá trị tỉ trọng của Bromine được cho trong Bảng 2 khi khối lượng riêng của nước ở 20°C là 1g/cm3 được hiểu như thế nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 39: 

Chọn lọc tự nhiên có thể làm thay đổi sự phân bố tần số của các đặc điểm di truyền theo ba cách, tùy thuộc vào kiểu hình nào trong quần thể được chọn lọc. Ba mô hình chọn lọc này được gọi là chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa và chọn lọc ổn định.

Câu 36:

Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu chọn lọc ổn định?

Xem đáp án

Câu 38:

Các kiểu chọn lọc kể trên được xác định dựa vào ưu thế của 

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: 

Một máy khoan dùng pin có thông số kĩ thuật như Hình 1.

Hình 1

 

Dung lượng pin

5 Ah

Điện áp định mức

18 V

Công suất lớn nhất

200 W

Mô men xoắn lớn nhất

50 N/m

Dung lượng pin Q là lượng điện tích mà pin có thể cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định. 5Ah có nghĩa là pin có thể cung cấp dòng điện 5 A trong 1 giờ hoặc 2,5 A trong 2 giờ. Mô men xoắn M = Fd với F là lực cắt của mũi khoan, d là đường kính lỗ khoan (bằng đường kính mũi khoan) – Hình 2.

Câu 42:

Với 1 pin được nạp đầy, máy khoan có thể hoạt động với công suất tối đa trong trong bao nhiêu phút ?

 

Xem đáp án

Đoạn văn 7

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53: 

Bảng 1 liệt kê tên, công thức hóa học, khối lượng phân tử (khối lượng của 1 phân tử tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử, amu) và nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển của các hợp chất khác nhau. Hợp chất đầu tiên chỉ chứa 2 nguyên tố là carbon (C) and hydrogen (H). Các hợp chất khác bao gồm carbon (C), hydrogen (H) và fluorine (F) hoặc chlorine (Cl) hoặc bromine (Br) hoặc iodine (I). Các nguyên tố F, Cl, Br và I thuộc nhóm halogen.

Hình 1 biểu diễn nhiệt độ sôi so với khối lượng phân tử cho 3 nhóm hợp chất (Nhóm 1-3). Mỗi hợp chất trong mỗi nhóm bao gồm C và 1 hoặc nhiều nguyên tử halogen.

(Số liệu theo Michael Laing, "Boiling Points of the Family of Small Molecules, CHwFxClyBrz: How Are They Related to Molecular Mass?", 2001 trên American Chemical Society)

Câu 51:

Hợp chất CH2Cl2 có tên gọi là

Xem đáp án

Câu 52:

Trong số các hợp chất sau, hợp chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: 

Để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoặc ứng dụng của một hợp chất hữu cơ, cần phải tách nó ra khỏi hỗn hợp, tức là tinh chế nó thành chất tinh khiết. Các phương pháp tách biệt và tinh chế thường dùng đối với chất hữu cơ là chưng cất, chiết, kết tinh và sắc kí.

1. Phương pháp chưng cất

Khi đun sôi một hỗn hợp, chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển vào pha hơi sớm hơn và nhiều hơn. Khi gặp lạnh, pha hơi sẽ ngưng tụ thành pha lỏng chứa chủ yếu là chất có nhiệt độ sôi thấp hơn. Quá trình đó gọi là sự chưng cất. Có các kiểu chưng cất chủ yếu sau:

a) Chưng cất thường

Khi cần tách lấy một chất lỏng có nhiệt độ sôi không cao lắm ra khỏi các chất có nhiệt độ sôi khác biệt đáng kể so với nó, người ta dùng phương pháp chưng cất đơn giản nhất gọi là chưng cất thường.

b) Chưng cất phân đoạn

Chưng cất phân đoạn dùng để tách các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt về nhiệt độ sôi. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất thấp. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với những bình cất có lắp cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không để giảm nhiệt độ chưng cất. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này thường áp dụng để tách các chất là thành phần của tinh dầu.

c) Chưng cất dưới áp suất thấp

Khi áp suất trên mặt thoáng giảm thì nhiệt độ sôi của chất lỏng sẽ giảm theo. Vì vậy, đối với những chất có nhiệt độ sôi cao hoặc dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao, cần phải chưng cất dưới áp suất thấp để giảm nhiệt độ sôi và tránh sự phân huỷ. Đối với dung môi có nhiệt độ sôi thấp như hexane, benzene, chloroform,... người ta thường dùng máy cất quay, cất ở áp suất 20 – 40 mmHg. Đối với các chất có nhiệt độ sôi cao hơn thì phải dùng bơm làm giảm áp suất xuống còn một vài mmHg. Đối với những chất sôi ở nhiệt độ cao và dễ bị tác dụng bởi nhiệt, người ta dùng phương pháp chưng cất lớp mỏng và chưng cất phân tử ở áp suất thấp tới 10–3 – 10–4 mmHg. Khi đó nhiệt độ sôi có thể giảm đi 200 – 300°C.

d) Chưng cất lôi cuốn hơi nước

Những hợp chất hữu cơ không tan hoặc rất ít tan trong nước, mặc dù có nhiệt độ sôi cao nhưng khi trộn với nước sẽ tạo ra hỗn hợp sôi ở nhiệt độ xấp xỉ 100°C (ở áp suất thường). Nhờ có một phần nước nên nhiệt độ được giữ cố định ở nhiệt độ sôi một thời gian, cũng có thể dùng áp suất cao để nâng nhiệt độ lên quá 100°C. Hơi dầu đi cùng với hơi nước vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ lại. Hỗn hợp dầu-nước sau đó có thể tách bằng cách lắng gạn đi.

2. Phương pháp chiết

Chiết là phương pháp dùng một dung môi thích hợp hoà tan chất cần tách thành một pha lỏng (gọi là dịch chiết) phân chia khỏi pha lỏng (hoặc pha rắn) chứa hỗn hợp các chất còn lại. Tách lấy dịch chiết, giải phóng dung môi sẽ thu được chất cần tách.

3. Phương pháp kết tinh

Kết tinh dùng để tách chất rắn với chất lỏng. Dựa vào sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ, người ta hoà tan chất cần tinh chế vào dung môi thích hợp thường là ở nhiệt độ sôi của dung môi, lọc nóng, bỏ cặn không tan rồi để nguội hoặc làm lạnh từ từ, chất rắn sẽ tách ra dưới dạng tinh thể. Lọc, rửa, làm khô sẽ thu được tinh thể chất cần tinh chế. Một chất rắn được coi là tinh khiết nếu sau nhiều lần kết tinh trong những dung môi khác nhau mà nhiệt độ nóng chảy của nó không thay đổi.

4. Phương pháp sắc kí

Phương pháp sắc kí được sử dụng để tách biệt, tinh chế và dùng trong phân tích định tính, định lượng các hỗn hợp từ đơn giản đến phức tạp. Phương pháp sắc kí dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc mật thiết với một pha tĩnh. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do khả năng bị hấp phụ và phản hấp phụ khác nhau hoặc khả năng trao đổi khác nhau của các chất ở pha động với các chất ở pha tĩnh. Có nhiều kiểu sắc kí khác nhau: Sắc kí cột, sắc kí lớp mỏng, sắc kí khí,...

Câu 63:

Có bao nhiêu bộ số tự nhiên \(\left( {n;k} \right)\) thỏa mãn \(\frac{{Pn + 5}}{{\left( {n - k} \right)!}} \le 60A_{n + 3}^{k + 2}\) ?

Xem đáp án

Câu 64:

Cho \(a,b,c\) là các số thực thỏa mãn \({a^2} + {b^2} + {c^2} = 4\). Với \(x \in \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right]\), giá trị lớn nhất của hàm số \(y = a + b\sqrt {{\rm{sin}}x}  + c\sqrt {{\rm{cos}}x} \) là

Xem đáp án

Câu 74:

Giới hạn \(L = {\rm{lim}}{2^n}\) bằng

Xem đáp án

Câu 79:

Gọi S là tổng các nghiệm phương trình \({3.4^x} + \left( {3x - 10} \right){.2^x} + 3 - x = 0\). Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 81:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\), Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AD,BB'\). Côsin của góc giữa hai đường thẳng \(MN\) và \(B'D\) bằng

Xem đáp án

Câu 90:

Biết \(\int\limits_a^b {\frac{1}{x}{\rm{\;d}}x = 2} \), trong đó \(a,b\) là các số thực dương. Giá trị của \(\int\limits_{{e^a}}^{{e^b}} {\frac{1}{{x{\rm{ln}}x}}{\rm{\;d}}x} \) bằng

Xem đáp án

Câu 93:

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như sau:

Media VietJack

Hàm số \(f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 99:

Một khối cầu có thể tích là \(\frac{{1372}}{3}\pi \,\,{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\). Đường kính của khối cầu đó là

Xem đáp án

4.6

50 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%